1. Nguyên nhân gây bệnh thận mạn tính
Bệnh thận mạn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hai nguyên nhân chính là cao huyết áp và bệnh tiểu đường. Theo thống kê, khoảng 2/3 số trường hợp mắc bệnh có liên quan đến tiểu đường và cao huyết áp.
Bệnh thận mạn tính có nguyên nhân đa dạng.
+ Với những người mắc bệnh tiểu đường: Việc kiểm soát đường huyết không hiệu quả có thể gây tổn thương cho nhiều bộ phận trong cơ thể, như các mạch máu, dây thần kinh, mắt, thận, đặc biệt là có nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính.
+ Đối với những người có huyết áp cao: Sự tăng áp huyết làm tăng áp lực lên thành mạch máu mà không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính.
+ Ngoài bệnh tiểu đường và huyết áp cao, một số bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính như viêm cầu thận, bệnh thận đa nang (là bệnh thận di truyền phổ biến nhất), các dạng bẩm sinh (như hẹp đường tiểu làm ngăn chặn dòng nước tiểu và gây nhiễm trùng thận), các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch (đặc biệt là Lupus), sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt,...
2. Các dấu hiệu của bệnh thận mạn tính
Ở giai đoạn đầu, việc phát hiện bệnh thường rất khó khăn. Đa số bệnh nhân chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã phát triển đến mức nặng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị nên lắng nghe cơ thể và không bỏ qua những dấu hiệu bất thường, vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh suy thận mạn tính:
- Cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng để làm việc, và không thể tập trung.
- Không cảm thấy ngon miệng khi ăn.
- Thường xuyên gặp khó khăn khi ngủ, hoặc bị chuột rút vào ban đêm.
- Sưng ở mắt cá chân hoặc cả bàn chân.
- Bệnh nhân thường gặp vấn đề về bọng mắt, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Da thường xuyên trở nên khô và gặp phải tình trạng ngứa.
- Cảm giác đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm.
Da khô có thể là biểu hiện của bệnh thận mạn tính.
Để chẩn đoán bệnh thận mạn tính, các bác sĩ không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà còn có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện phương pháp đo tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) để kiểm tra chức năng thận, xác định giai đoạn của bệnh và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan. Kết quả của các hình ảnh này giúp các bác sĩ phát hiện ra những bất thường ở thận và đường tiết niệu, chẳng hạn như khối u, sỏi trong thận, hoặc bất thường trong cấu trúc của thận,...
Nếu cần, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện sinh thiết thận bằng cách lấy mẫu mô thân và sử dụng kính hiển vi để quan sát và phân tích, xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương.
3. Người mắc bệnh thận mạn tính cần lưu ý điều gì về chế độ ăn?
Để kiểm soát bệnh thận mạn tính hiệu quả, cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống như sau:
-
Tránh tiêu thụ quá nhiều đạm
Đạm là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, giúp xây dựng và tái tạo cơ thể cũng như cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển hóa đạm, cơ thể sẽ sản sinh ra ure và axit uric. Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính thường gặp khó khăn trong việc loại bỏ những sản phẩm này khỏi cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều đạm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do ure và axit uric tích tụ trong cơ thể.
Bệnh nhân cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối để kiểm soát bệnh.
Vì vậy, việc giảm lượng thực phẩm giàu đạm trong khẩu phần hàng ngày là rất quan trọng. Tiêu thụ quá nhiều đạm sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống thận. Thực tế, những bệnh nhân ăn chế độ ăn chay sẽ ít tốn thận hơn so với những người tiêu thụ nhiều đạm.
Khi chọn thực phẩm, hãy ưu tiên lựa chọn đạm từ nguồn thực vật như đậu, đỗ, vừng, lạc, khoai, miến dong, mì gạo và một số loại rau củ như mướp, bầu, bí, dưa chuột, cải trắng, cải cúc,...
-
Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng
Vì đã giảm lượng đạm, bệnh nhân cần lưu ý bổ sung thêm một số thực phẩm từ nhóm tinh bột, chất béo và đường để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng cần thiết.
-
Giảm muối, giảm phốt pho và tăng canxi
Người mắc bệnh thận mạn tính chỉ nên ăn ít muối và không nên tiêu thụ quá 3g muối hoặc 15ml nước mắm mỗi ngày. Hạn chế ăn những thực phẩm chứa muối như dưa muối, cà muối,... và các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích,... Nên tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu phốt pho, đặc biệt là từ nội tạng động vật và nên bổ sung canxi từ sữa, cá, cua,...
Hãy giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
-
Hãy chú ý uống đủ nước mỗi ngày
Lượng nước uống cần phải phù hợp, tùy thuộc vào tình trạng của nước tiểu. Số lượng nước uống cần bao gồm cả nước từ các loại thức uống, nước dùng để uống thuốc, sữa và nước trong các bữa ăn.
-
Hãy bổ sung vitamin từ các loại rau củ quả.