1. Quy trình phẫu thuật tim diễn ra như thế nào
Phẫu thuật tim giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Phẫu thuật tim là phương pháp mổ tim để điều trị cho các trường hợp biến chứng do bệnh tim gây ra, sửa chữa tim bẩm sinh, ghép tim và các bệnh lý ở van tim. Sau phẫu thuật, thời gian phục hồi ở từng bệnh nhân sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như biến chứng sau mổ, tình trạng sức khỏe trước phẫu thuật và phương pháp mổ.
2. Những điều cần nhớ cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim
2.2. Các dấu hiệu bình thường và không bình thường
- Dấu hiệu bình thường
Các dấu hiệu sau được coi là bình thường và thường gặp sau phẫu thuật tim:
+ Mất vài tuần mới cảm thấy thèm ăn lại.
+ Sau 1 - 2 tuần sau mổ, có thể cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn.
+ Chân sưng trong vài tuần, thường xảy ra ở những người đã từng bị mổ ở chân.
+ Ngủ không sâu hoặc khó ngủ, thường dậy vào khoảng 2 - 3 giờ sáng mà không thể tiếp tục ngủ.
+ Táo bón do sử dụng thuốc giảm đau.
+ Tâm trạng không ổn định, dễ căng thẳng.
+ Có thể thấy có cục nhỏ hoặc khối cứng trên vết mổ.
+ Cảm giác như có âm thanh click trong ngực. Hiện tượng này thường kéo dài khoảng 2 tuần.
+ Cảm thấy căng và đau ở cơ vai, liền bên dưới hai vai trong vài tuần.
- Dấu hiệu không bình thường
Một số lưu ý quan trọng cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim cần đến gặp bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau đây:
+ Cơ thể có sốt từ 38.5 độ C trở lên.
+ Cảm giác đau nhức ngực tương tự như trước khi phẫu thuật.
+ Tăng cân từ 0.9 đến 1.3kg trong vòng 2 ngày sau khi phẫu thuật.
+ Phù quanh vùng mắt và bàn chân.
+ Vết thương sau mổ có dấu hiệu viêm, dịch mủ, và màu đỏ.
Rối loạn nhịp tim là một hiện tượng thường gặp sau khi phẫu thuật tim
+ Khu vực xung quanh vết mổ có triệu chứng đau, sưng, đỏ, phồng, hoặc bị hở.
+ Mạch và nhịp tim không đều, có xu hướng tăng tốc.
+ Rối loạn nhịp tim.
+ Bất ngờ xuất hiện các vết bầm, vết thâm trên da mà không rõ nguyên nhân.
+ Thở hổn hển, thở nhanh ngay cả khi không làm việc hoặc đang nghỉ ngơi.
+ Thường xuyên bị nôn mửa hoặc cảm giác buồn nôn.
+ Trải qua cảm giác ngất ngưởng, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu.
+ Sau khi phẫu thuật, có thể xuất hiện phân đen hoặc tiểu tiện kèm máu.
+ Cảm giác mệt mỏi quá mức hoặc việc mồ hôi ra quá nhiều cũng là điều cần lưu ý.
2.2. Phương pháp chăm sóc sau phẫu thuật
- Đối với vết mổ
Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật tim là rất quan trọng để tránh nhiễm trùng và đảm bảo sức khỏe. Bệnh nhân cần tắm hàng ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ và đảm bảo vùng vết mổ luôn khô ráo bằng cách sử dụng khăn mềm thấm hút. Nếu có dấu hiệu nào bất thường như đỏ, sưng, hoặc đau nhức, bệnh nhân cần ngay lập tức đến bác sĩ để được kiểm tra.
- Phương pháp giảm đau
Thường thì sau khi ra viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp để sử dụng. Trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau đột ngột và tăng lên ở vết mổ gây ra hiện tượng mất ngủ, ăn kém thì nên sớm tái khám. Những bệnh nhân phẫu thuật cầu mạch vành dùng tĩnh mạch cẳng chân làm cầu nối thì cần đi lại và vận động hết sức nhẹ nhàng, nên kê cao chân hơn phần đầu khi nằm nghỉ để giúp giảm bớt cơn đau.
Bệnh nhân nên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ để hiểu rõ về các lưu ý cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật tim về vấn đề dinh dưỡng để sớm hồi phục tốt nhất
- Vấn đề vận động sau phẫu thuật
Rất nhiều bệnh nhân nghĩ rằng sau khi phẫu thuật tim không nên vận động. Điều này là một quan niệm không đúng, thay vào đó, điều quan trọng cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim là mỗi ngày nên đi bộ với khoảng cách và vận tốc tăng dần phù hợp với sức. Bệnh nhân cũng có thể đi cầu thang nhưng cần chậm và tốt nhất nên vừa đi vừa nghỉ ngơi.
Sau khi phẫu thuật tim, bệnh nhân cũng không nên ngồi yên một chỗ quá 15 phút, không được mang hoặc kéo vật nặng hơn 5kg. Sau khoảng 4 - 6 tuần sau phẫu thuật, người bệnh có thể lái xe bình thường nhưng nhớ rằng không được đẩy hoặc kéo xe.
- Vấn đề dinh dưỡng sau phẫu thuật
Để vết mổ mau lành, yếu tố dinh dưỡng sau phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về thực phẩm cần hạn chế. Ngoài ra, người thân cần chú ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim về vấn đề dinh dưỡng, nên ăn ít mỡ và đồ chua.
Các loại sữa ít béo, cá, thịt nạc nên được ưu tiên trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân. Đồng thời, người bệnh cũng cần tăng cường bổ sung hoa quả tươi, rau xanh, và ngũ cốc nguyên hạt để giảm thiểu nguy cơ táo bón.
Bệnh nhân mắc suy tim có thể gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn nếu tăng cân nhanh sau phẫu thuật. Ngược lại, việc hồi phục sức khỏe của họ cũng khó khăn hơn khi giảm cân. Do đó, quan trọng nhất là bệnh nhân nên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ để xác định cân nặng lý tưởng mà họ nên duy trì.
- Vấn đề tâm trạng sau phẫu thuật
Sau vài tuần phẫu thuật tim, nhiều bệnh nhân có dấu hiệu của trầm cảm. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh nên tham gia vào các hoạt động xã hội, tập thể dục, ăn mặc đẹp mỗi ngày, nghe nhạc, và làm những việc mà họ yêu thích,... Nếu sau khi thực hiện những biện pháp này mà vẫn cảm thấy trầm cảm, họ cần tìm đến bác sĩ tâm thần để được tư vấn và hỗ trợ.
- Vấn đề về giấc ngủ
Như đã đề cập trong lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim ở trên, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc ngủ đêm, nhưng sau vài tháng, tình trạng này sẽ được cải thiện. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân không nên sử dụng chất kích thích, tránh socola và tránh ngủ nhiều vào ban ngày. Thay vào đó, họ nên massage vai gáy, đọc sách, nghe nhạc để thư giãn trước khi đi ngủ.
- Sinh hoạt tình dục
Hoạt động tình dục có thể tiến hành sau khoảng 8 tuần sau phẫu thuật vì lúc này xương ức đã liền. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện sau khi đã no và cảm thấy thoải mái về mặt tinh thần.