1. Khi nào nên bổ sung kẽm cho trẻ?
Kẽm là vi chất quan trọng tham gia vào cấu trúc tế bào và các quá trình sinh học trong cơ thể. Nó kích hoạt nhiều enzym và tham gia tổng hợp, phân giải axit nucleic, protein.
Trẻ dễ cáu kỉnh khi thiếu hụt kẽm
Bổ sung đủ kẽm giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng khả năng chống nhiễm trùng nhờ kích thích các đại thực bào và tăng cường tế bào lympho T.
Nguyên nhân thiếu kẽm có thể do chế độ dinh dưỡng kém, bệnh tật như ung thư, bệnh gan mạn tính, bệnh thận, hoặc do di truyền gây khó hấp thu kẽm.
-
Có thể bổ sung kẽm cho trẻ khi trẻ có các dấu hiệu sau:
+ Trẻ biếng ăn, chậm phát triển
+ Trẻ có sức đề kháng yếu
+ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thường xuyên
+ Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, thường xuyên khó ngủ, hay khóc đêm
+ Trẻ có các triệu chứng như viêm da, da khô, bong tróc, viêm lưỡi, tóc giòn, dễ gãy, vết thương lâu lành,…
Bổ sung kẽm cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ
Mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu kẽm khác nhau. Dưới đây là liều lượng bổ sung kẽm theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO):
+ Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi cần 2mg kẽm mỗi ngày.
+ Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi cần 3mg kẽm mỗi ngày.
+ Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 3mg kẽm mỗi ngày.
+ Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 5mg kẽm mỗi ngày.
+ Trẻ từ 9 đến 13 tuổi cần 8mg kẽm mỗi ngày.
+ Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Bé trai cần 11mg kẽm mỗi ngày, bé gái cần 9mg/ngày.
Mẹ tự ý bổ sung quá nhiều kẽm cho trẻ có thể gây ngộ độc kẽm cấp tính, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dấu hiệu ngộ độc kẽm ở trẻ gồm đau vùng thượng vị, chóng mặt, buồn nôn, thay đổi vị giác, tiêu chảy, co rút cơ bụng và suy giảm hệ miễn dịch.
2. Làm thế nào để bổ sung kẽm cho trẻ?
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm chủ yếu là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ cần bổ sung kẽm để đảm bảo sữa có đủ dưỡng chất cho bé, hoặc sử dụng sữa công thức giàu kẽm. Mẹ có thể tăng cường kẽm qua thực phẩm chứa kẽm hoặc viên uống bổ sung.
Các bà mẹ đang cho con bú nên ăn thực phẩm giàu kẽm
- Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể bổ sung kẽm qua chế độ ăn hoặc viên uống chứa kẽm.
- Một số thực phẩm mẹ nên chọn để bổ sung kẽm cho trẻ:
+ Thịt đỏ: Mẹ có thể bổ sung các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,... vì chúng chứa nhiều kẽm và các dưỡng chất khác như vitamin B và sắt.
+ Động vật có vỏ: Một số loại như tôm, cua, hàu,... cung cấp nhiều kẽm. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý vì có trẻ có thể dị ứng với những thực phẩm này. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng, cần đưa bé đi khám ngay.
Mẹ có thể bổ sung cho bé một số loại hạt chứa kẽm
+ Các loại hạt: Các loại hạt như vừng, bí, đậu phộng,... rất tốt cho sức khỏe trẻ em và phụ nữ mang thai. Chúng chứa nhiều kẽm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên bổ sung đa dạng các loại hạt cho bé.
+ Các loại đậu: Đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan,… là nguồn cung cấp kẽm quan trọng cho trẻ em.
+ Phô mai và sữa: Mẹ nên cho con ăn phô mai và uống sữa để bổ sung kẽm. Cả hai loại thực phẩm này giúp trẻ hấp thụ kẽm tối ưu, đồng thời cung cấp canxi, vitamin D và protein để ngăn ngừa suy dinh dưỡng và còi xương.
+ Trứng: Một quả trứng cung cấp nhiều dưỡng chất, bao gồm kẽm, và rất phổ biến, dễ dàng được trẻ yêu thích.
+ Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mì, yến mạch, gạo,… chứa kẽm và nhiều chất xơ, magie, sắt, vitamin B,… có lợi cho sức khỏe của bé.
Nếu trẻ có triệu chứng thiếu kẽm, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn về việc bổ sung kẽm phù hợp.