1. Đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ 3 tháng đầu của mẹ là quan trọng
3 tháng đầu thai kỳ là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Hệ thống thần kinh của bé bắt đầu phát triển từ tuần thứ 4. Cùng với sự hình thành của tim và hệ tuần hoàn, não và tuỷ sống cũng hình thành từ tuần thứ 6. Từ tuần thứ 12, các bộ phận như tay, chân, miệng, mắt, mũi,... sẽ hoàn thiện.
Thai nhi cần đầy đủ axit folic, sắt, canxi, vitamin D,... để phát triển toàn diện. Thiếu dinh dưỡng có thể gây dị tật, suy dinh dưỡng hoặc sảy thai. Do đó, dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và bé.
2. Những chất dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
-
Axit folic: giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hoặc nứt đốt sống thai. Các thực phẩm giàu axit folic bao gồm: rau xanh (cải xanh, súp lơ xanh,...), ngũ cốc, thịt gia cầm,... Mẹ cũng có thể dùng viên uống axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Năng lượng: mẹ bầu cần khoảng từ 2.300 - 2.400 kcal/ngày do nhu cầu năng lượng tăng khi mang thai.
-
Sắt: để tránh thiếu máu, mẹ bầu cần 36 - 40mg sắt/ngày. Cần tăng cường ăn thịt đỏ, rau xanh, hạt,... và uống viên sắt.
-
Protein: quan trọng cho sự phát triển của mô bào thai, mô tử cung và mô vú, cũng như sản xuất máu cho bé và mẹ. Thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt (gà, bò, heo), cá, trứng, sữa, đậu,... Lượng protein nên ăn là khoảng 85 - 90g/ngày.
-
Canxi và Vitamin D: cần thiết cho sự phát triển xương của bé. Canxi có trong trứng, cá, tôm, rau xanh, sữa, đậu đỗ. Nên ra ngoài nắng sớm để hấp thụ Vitamin D tốt hơn.
-
Vitamin A: thai phụ cần khoảng 600mcg Vitamin A mỗi ngày. Thực phẩm giàu Vitamin A bao gồm rau xanh, cá, trứng, sữa, thịt, các loại trái cây và rau có màu đỏ và vàng.
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ bầu
-
Vitamin C: giúp phòng tránh và giảm thiểu các triệu chứng cảm lạnh ở mẹ, giúp bé có xương khỏe mạnh hơn. Vitamin C có trong nhiều loại trái cây và rau củ.
-
Các nguyên tố vi lượng: kẽm, Iốt, magiê, DHA/EPA, vitamin nhóm B,...
3. Cần tránh những loại thực phẩm nào trong 3 tháng đầu mang thai?
Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như đã nêu, mẹ bầu cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai cao như:
-
Cua: nên hạn chế ăn cua ở giai đoạn đầu thai kỳ vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết. Cua cũng chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
-
Dứa: chứa bromelain có thể gây co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai.
-
Nha đam: nước lô hội có thể gây xuất huyết vùng chậu, có nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu.
-
Đu đủ: các trái đu đủ xanh hoặc ương chứa enzyme có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
-
Hạt vừng: kết hợp với mật ong có thể gây sảy thai. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối thai kỳ, hạt vừng đen có thể giúp quá trình sinh con dễ dàng hơn.
-
Thực phẩm sống: thịt chưa nấu chín, rau mầm, rau quả chưa rửa kỹ,... thường chứa ký sinh trùng gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Mẹ bầu nên tránh thực phẩm chưa qua chế biến
- Chùm ngây không chỉ giàu vitamin, sắt và Mali mà còn chứa chất Alpha - sitosterol, có thể gây co thắt tử cung và sảy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, không tốt cho thai phụ.
Các loại hải sản như cá ngừ, cá kiếm, cá thu có hàm lượng thuỷ ngân cao, có thể gây hại cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, tôm có thể an toàn cho phụ nữ mang thai.
- Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có cồn, thuốc lá không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn có thể gây dị tật bẩm sinh và sảy thai cao.
Giảm lượng thức ăn để giảm cảm giác buồn nôn cho bà bầu
Bằng cách tuân theo chế độ dinh dưỡng khoa học trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ sẽ cảm thấy khoẻ mạnh hơn, tinh thần thoải mái hơn, và từ đó, thai nhi cũng sẽ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.