Graphic Designer là gì? Hãy cùng CareerBuilder khám phá mọi khía cạnh thú vị của nghề này qua bài viết dưới đây!
Do đó, vai trò của nhà thiết kế đồ họa là không thể thiếu trong chiến lược Marketing sản phẩm. Chính họ là người sáng tạo ra các hình ảnh ấn tượng và truyền tải thông điệp thu hút khách hàng.
Bạn đã bao giờ mua ngay một món đồ trên mạng chỉ vì hình ảnh của nó quá hấp dẫn? Hoặc mua một cuốn sách chỉ vì bìa của nó quá đẹp?
Theo tâm lý học, con người tiếp nhận 83% thông tin qua thị giác và chỉ mất khoảng 4 giây để tạo ấn tượng đầu tiên. Vì thế, nhân viên thiết kế đồ họa giúp công ty thu hút sự chú ý của khách hàng bằng hình ảnh ấn tượng và truyền tải thông điệp bán hàng hiệu quả.
Quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp luôn có sự đóng góp của đội ngũ thiết kế đồ họa. Tất cả sản phẩm liên quan đến nhận diện thương hiệu như bảng hiệu, logo, bao bì sản phẩm, thẻ nhân viên,... đều do họ tạo ra. Có thể nói, từng 'hơi thở' của doanh nghiệp đều mang dấu ấn của các nhà thiết kế đồ họa.
Thoạt nghe, bạn có thể nghĩ rằng nghề Graphic Designer không liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ cho doanh nghiệp. Nhưng thực tế, để công ty tạo ấn tượng tốt với khách hàng, nhà cung cấp hay nhà đầu tư, mọi hình ảnh của công ty cần phải chỉn chu và chuyên nghiệp.
Chẳng hạn, khi doanh nghiệp tiếp cận khách hàng lớn, nếu hình ảnh của công ty trên các phương tiện truyền thông như Facebook, Website hay Portfolio thiếu chuyên nghiệp thì sẽ làm mất đi sự tin tưởng của khách hàng.
Vì vậy, công việc của nhân viên thiết kế đồ họa đóng góp phần lớn vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, và nhiều đối tượng khác.
Để trở thành một Graphic Designer chuyên nghiệp, bạn cần không chỉ thành thạo các kỹ năng chuyên môn mà còn các kỹ năng mềm khác như dưới đây.
Kiến thức chuyên môn cốt lõi mà nhân viên thiết kế cần có là nền tảng mỹ thuật và sự thành thạo trong việc sử dụng các công cụ thiết kế.
● Nền tảng mỹ thuật: Nhân viên thiết kế đồ họa cần nắm vững các nguyên tắc thiết kế, nguyên lý thị giác, màu sắc, bố cục,... để có thể đánh giá đúng tính thẩm mỹ trong mỗi thiết kế.
● Công cụ thiết kế: Tùy thuộc vào chuyên môn, Graphic Designer cần biết sử dụng thành thạo các công cụ như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator (AI), InDesign, Lightroom, After Effect, Premiere, 3DMax,…
Một trong những kỹ năng quan trọng cho nhân viên thiết kế đồ họa là kỹ năng phác thảo ý tưởng hình ảnh. Bạn cần hình dung bố cục hình ảnh sẽ như thế nào và trình bày phác thảo đó cho khách hàng hoặc cấp trên của bạn.
Kỹ năng phác thảo ý tưởng trước khi thiết kế - Ảnh: Internet.
Nếu bạn không phác thảo trước khi bắt tay vào thiết kế, bạn có thể rơi vào tình trạng thiết kế ngẫu hứng, mất nhiều thời gian chỉnh sửa vì không đúng ý khách hàng hoặc cấp trên.
Một Graphic Designer có kỹ năng quản lý dự án tốt sẽ được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao, vì hoạt động tiếp thị diễn ra liên tục, đòi hỏi nhiều hình ảnh phải được thiết kế đúng hạn.
Do đó, để đảm bảo dự án thiết kế diễn ra suôn sẻ, bạn cần biết cách lập kế hoạch quản lý tiến độ và sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.
Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng đối với Graphic Designer để làm việc hiệu quả. Thực tế, đội ngũ thiết kế đồ họa cần phải hợp tác với nhau để tạo ra các sản phẩm đồng bộ cho sản phẩm và thương hiệu, không thể chỉ có một người Graphic Designer làm tất cả.