

Tuyến tụy, một bộ phận quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể, giúp tiêu hóa một cách hiệu quả bằng cách tiết ra các chất dịch đặc biệt.
- Sodium bicarbonate giúp làm trung hòa môi trường acid trong dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa diễn ra.
- Enzyme lipase giúp phân giải chất béo.
- Protease giúp phân giải protein.
- Amylase giúp phân giải carbohydrate thành đường giàu năng lượng.

Sau khi các chất dinh dưỡng được phân giải, chúng sẽ được hấp thụ vào máu và cung cấp cho cơ thể năng lượng. Trong quá trình này, tuyến tụy cũng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc duy trì mức đường huyết ổn định.

Điều chỉnh đường huyết
Sau khi ăn, mức đường huyết thường tăng. Tuyến tụy tiết Insulin để đưa đường dư vào các tế bào hoặc lưu trữ cho sau này. Insulin cũng ngăn gan sản xuất đường.
Ngược lại, khi đường huyết thấp, tuyến tụy tiết Glucagon để đưa đường từ dự trữ trong gan vào máu. Sự cân bằng này do sự tương tác giữa Insulin và Glucagon. Nếu tuyến tụy không hoạt động đúng, cân bằng đường huyết sẽ bị phá vỡ.

Nếu tuyến tụy yếu do bệnh, Insulin giảm hoặc ngưng, làm tăng đường huyết, gây tiểu đường. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, suy thận, và đột quỵ. Sự thiếu hụt Insulin cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của tế bào.

Trong bệnh nhân tiểu đường, mức Glucagon tăng cao, đẩy lượng đường trong máu lên cao hơn. Nếu không kiểm soát được, đường huyết sẽ không ổn định và cơ thể không thể hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết.
Nguồn: TED-Ed