1. Hướng dẫn cấp cứu vết thương chảy máu ở bên ngoài
Mục tiêu của hành động cấp cứu vết thương chảy máu ở bên ngoài là kiểm soát máu, ngăn người bệnh gặp nguy hiểm đến tính mạng do mất máu quá nhiều; giúp nạn nhân duy trì tuần hoàn máu để giữ sự sống, phòng và điều trị sốc; giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Sự cấp cứu đúng cách sẽ giúp kiểm soát máu hiệu quả, tránh mất máu quá nhiềuCụ thể, đối với những trường hợp bệnh nhân gặp vết thương gây chảy máu ngoài, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu sau:
-
Áp dụng áp lực trực tiếp lên vết thương đang chảy máu:
Khi phát hiện bệnh nhân bị thương và chảy máu ngoài, cần ngay lập tức sử dụng gạc hoặc vải sạch để áp dụng áp lực trực tiếp lên vị trí vết thương gây ra chảy máu và băng vết thương lại. Lưu ý, không nên băng quá chặt để tránh tình trạng máu không lưu thông đến vùng bị tổn thương.
Trong trường hợp nạn nhân chảy quá nhiều máu, có thể sử dụng tay của bệnh nhân hoặc tay của người cấp cứu để áp dụng áp lực lên vết thương để hạn chế tình trạng mất quá nhiều máu.
-
Nâng cao vị trí của vết thương
Sau khi đã áp dụng băng bó cho vết thương của bệnh nhân bằng gạc sạch hoặc vải sạch, người cấp cứu cần đặt bệnh nhân vào tư thế thoải mái nhất và đồng thời nâng cao vị trí của vết thương nhằm mục đích giảm áp lực máu tới vùng tổn thương.
Sử dụng gạc sạch hoặc vải sạch để băng bó vết thương cho nạn nhân-
Trường hợp vẫn còn vật thể lạ ở trong vết thương
Khi vết thương của bệnh nhân còn có vật thể lạ như gỗ, kim loại, dao kéo, đinh,… bạn cần chú ý đặc biệt khi tiến hành sơ cứu. Không nên tự ý lấy vật thể lạ ra khỏi vết thương của nạn nhân để tránh gây ra việc chảy máu không kiểm soát. Ngoài ra, ngay sau khi lấy ra vật thể lạ, nếu không làm sạch kỹ vết thương cho nạn nhân có thể dễ dàng gây nhiễm trùng.
Thay vì lấy ra vật thể lạ ở vết thương của nạn nhân, người sơ cứu nên ép vật thể sát với mép vết thương để bao phủ kín vết thương. Sau đó, sử dụng vải sạch để bọc quanh vết thương để giảm nguy cơ chảy máu nhiều hơn. Lưu ý, không nên tạo áp lực trực tiếp lên vật thể lạ để tránh làm trầm trọng thêm tình hình vết thương của bệnh nhân.
-
Để bệnh nhân nghỉ ngơi
Nên để bệnh nhân ở tư thế thoải mái nhất và để bệnh nhân được nghỉ ngơi trong vài phút. Không nên áp đặt, ép lên vết thương của bệnh nhân.
-
Khi nào cần chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được sự hỗ trợ của các bác sĩ kịp thời
+ Đối với những vết thương nhẹ: Không phải lúc nào cũng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế. Với những trường hợp vết thương nhẹ, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, việc quan trọng nhất là kiềm máu vết thương và để người bệnh được nghỉ ngơi.
Ngược lại, đối với những trường hợp vết thương rộng và khó kiềm máu thì nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được các bác sĩ xử lý kịp thời. Trong quá trình vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh vào vùng tổn thương.
Không nên băng bó quá chặt để giúp máu lưu thông dễ dàngĐối với những trường hợp vết thương bị dính bụi bẩn, nên sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh sạch vết thương cho người bệnh trước khi sơ cứu. Ngoài ra, nếu thấy vết thương chảy máu nhiều qua lớp gạc hoặc lớp vải băng bó, có thể quấn thêm lớp thứ hai. Lưu ý, nếu lớp gạc đầu tiên bị trượt khỏi vị trí vết thương, cần tháo bỏ và thay bằng lớp gạc mới. Sau đó, ngay lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
+ Đối với những trường hợp vết thương nghiêm trọng như đứt lìa, cần vệ sinh vết thương và thực hiện sơ cứu như hướng dẫn ở trên. Đặc biệt quan trọng, cần giữ gìn bộ phận bị đứt lìa sạch sẽ và mang theo bộ phận này, sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
+ Đối với những trường hợp vết thương bị thủng, cần sử dụng nước muối để làm sạch vết thương. Khi vết thương đã khô, thì mới bắt đầu bảo vệ vết thương để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có cần tiêm phòng uốn ván hay không.
2. Lưu ý khi sơ cứu vết thương chảy máu trong
Khi gặp va đập mạnh như bị ngã, bị xe đâm,… các mạch máu bên trong vị trí bị thương như đầu, ngực, bụng,… của nạn nhân có thể bị vỡ. Hiện tượng này được gọi là chảy máu trong. Những trường hợp này thường khó nhận biết hơn so với các trường hợp vết thương chảy máu ngoài, nhưng cũng rất nguy hiểm.
Việc phát hiện chảy máu trong khó hơn nhiều so với chảy máu ngoàiNếu có va chạm mạnh cùng với các dấu hiệu như thở nhanh, thở hổn hển, khát nước, da nhợt nhạt, lạnh, da ẩm, nôn máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, phân có máu,… có thể bệnh nhân đã chảy máu trong. Đối với những tình huống này, cần sơ cứu bệnh nhân theo hướng dẫn sau:
- Trước tiên, để nạn nhân nằm nghỉ ở tư thế thoải mái, yên tĩnh và không có quá nhiều người xung quanh.
- Có thể sử dụng chăn để giữ ấm cho bệnh nhân.
- Nếu bề mặt đất gồ ghề, quá lạnh hoặc quá nóng, cần đặt tấm lót cho nạn nhân.
- Gọi ngay cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
Lưu ý: Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu, người sơ cứu nên mở rộng quần áo cho nạn nhân, đặc biệt là ở các khu vực như cổ, thắt lưng, xử lý các vết thương nhỏ khác và cố gắng yên tâm cho tinh thần của người bệnh. Tránh cho người bệnh ăn uống trong thời điểm này.