Trước khi phải đóng cửa sân bay vì chất lượng không khí kém, những người có đủ tiền chi trả vé máy bay đã rời khỏi những thành phố bị ảnh hưởng, và công bố rằng khói bụi là một thảm họa thời tiết, một tác động của tự nhiên, không phải do ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp. Một kiểu người tị nạn mới đã được thêm vào các kiểu người tị nạn do chiến tranh, hạn hán, sóng thần, động đất, khủng hoảng kinh tế,...—những người tị nạn khói bụi.
Có lẽ điều ngạc nhiên nhất về thảm họa không khí này là sự bình thường hóa nhanh chóng của nó: Sau không thể phủ nhận vấn đề lâu hơn được nữa, người ta thiết lập ra những phương pháp để bằng cách nào đó có thể giúp người dân ở đó tiếp tục cuộc sống thường nhật bằng cách tạo ra những thói quen sinh hoạt hàng ngày mới, như thể khói bụi độc hại là một phần của cuộc sống. Vào những ngày được chỉ định, bạn nên hạn chế ra đường càng ít càng tốt, và nếu bắt buộc phải làm thế thì hãy đeo khẩu trang hay mặt nạ phòng độc. Trẻ con hân hoan với tin tức rằng những ngày đó trường học đóng cửa—đó là cơ hội được ở nhà chơi. Làm một chuyến phượt đến vùng nông thôn, nơi bầu trời còn trong xanh trở thành một dịp đặc biệt mà mọi người chờ mong. Điều quan trọng là chẳng có gì phải hoảng họa và để giữ được diện mạo như thế, bất chấp mọi ngăn trở, cuộc sống vẫn tiếp tục…
Những phản ứng như vậy dễ hiểu nếu chúng ta tính đến việc rằng chúng ta đang đối mặt với một điều gì đó hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng của chúng ta mà chúng ta thực sự trải nghiệm, ngay cả khi có bằng chứng rõ ràng. Với chúng ta, “điều gì đó” là một sự thay đổi lớn về mặt sinh học và vật lý trong một thế giới chúng ta sống. Để đối mặt với nguy cơ này, ý thức tập thể của chúng ta sử dụng các cơ chế giả bộ và tự lừa dối chính mình: “một hành vi theo thói quen chung giữa những cộng đồng bị đe dọa ngày càng trở nên mù quáng, thay vì tập trung vào thảm họa, và vì thế họ sụp đổ.”
Một điều chắc chắn là một sự thay đổi về tâm lý-xã hội đang diễn ra trước mắt—sự bất khả thi trở nên khả thi. Một sự kiện ban đầu được coi là không khả thi, không có thật, trở thành một sự thật nhưng không còn bất khả thi nữa. Ranho giới tạo ra những nghịch lý này là một thứ ở giữa hiểu biết và niềm tin: Chúng ta biết điều gì có thể xảy ra, nhưng chúng ta không tin rằng nó thực sự sẽ xảy ra.
Nhớ lại cuộc vây hãm Sarajevo vào đầu những năm 1990: Thành phố bình thường của châu Âu với nửa triệu dân bị bao vây, bị bỏ đói và thường xuyên bị ném bom, người dân bị đe dọa bởi lính bắn tỉa… và điều này đã tiếp diễn trong suốt ba năm liền, một điều mà người ta đã không thể tưởng tượng được trước năm 1992—sẽ rất dễ để quân đội các nước phương Tây phá vỡ vòng vây và mở ra một lối thoát nhỏ an toàn vào thành phố. Khi cuộc vây hãm bắt đầu, ngay cả người dân ở Sarajevo cũng nghĩ rằng điều này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, cố gắng gửi con cái đến chỗ an toàn “trong một hai tuần, khi đống hỗn độn này kết thúc”. Và sau đó rất nhanh, cuộc vây hãm đã được bình thường hóa. Quá trình từ sự bất khả thi đến bình thường hóa này (với một giai đoạn trải qua hoảng loạn và tê liệt) rõ ràng chứng minh cho những phản ứng của nước Mỹ với chiến thắng của Donald Trump. Nó cũng rõ ràng chứng minh cho sức mạnh của chính phủ và các tập đoàn tư bản lớn liên quan tới mối nguy cơ băng tan ở hai cực. Những chính trị gia và quản lí gần đây tuyên bố rằng nỗi sợ hãi về sự nóng lên toàn cầu là những kết luận ngây thơ thiếu bằng chứng, trấn an chúng ta rằng chẳng có gì phải hoảng sợ hết, mọi thứ vẫn diễn ra như bình thường, coi sự nóng lên toàn cầu là một thực tế, cũng như một phần của việc “mọi thứ vẫn diễn ra bình thường”...
Và các sự kiện như vậy là minh chứng cho thuyết Shock Doctrine, mô tả cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu tận dụng thảm họa để loại bỏ các hạn chế xã hội và thiết lập mới trên nền tảng cũ bị xóa sổ bởi thảm họa.
Chúng ta đã mất đi khả năng phán đoán chính xác về những gì đang diễn ra, với tất cả những cạm bẫy mà thảm kịch này che giấu. Một trong những nghịch lý khó chịu hiện nay là nỗ lực chống lại các mối đe dọa sinh thái có thể dẫn đến việc tăng nhiệt đới, chẳng hạn việc lỗ thủng ozone làm tăng nhiệt ở Nam cực. Sự trở lại của chủ nghĩa vật chất đã thể hiện ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ cuộc chiến tranh vì tài nguyên đến ô nhiễm môi trường.
Ngay cả khi chúng ta tỏ ra sẵn lòng chịu trách nhiệm về môi trường, đó chỉ là một cách để tránh nhận thức rõ những khía cạnh thực sự của thảm họa. Sự cảm thấy có tội là một thủ đoạn phổ biến. Chúng ta muốn tự ái, vì khi chúng ta là người có tội, chúng ta có thể kiểm soát tất cả. Điều khó khăn nhất là chấp nhận vai trò vô cùng bị động của bản thân, giống như một người chỉ có thể ngồi nhìn cuộc sống của mình đi vào hủy diệt. Chúng ta tham gia vào những hoạt động như tái chế giấy, mua thực phẩm hữu cơ, không phải vì chúng tốt cho sức khỏe hơn, mà vì chúng thể hiện quan tâm và hiểu biết của chúng ta về môi trường.
Tôi biết rất rõ rằng chúng ta đang đối mặt với nguy cơ, nhưng tôi không tin là như vậy. Nhưng cũng có một cách phản đối hoàn toàn ngược lại: Tôi biết rằng tôi không thể can thiệp nhiều vào quá trình dẫn đến sự hủy diệt, nhưng việc đó quá kinh khủng đến mức tôi không chấp nhận, vì thế tôi không thể không làm gì đó, ngay cả khi biết rằng điều đó là vô ích. Đó chính là lý do chúng ta mua thực phẩm hữu cơ, không phải vì chúng tốt hơn, mà vì cảm giác tham gia vào một phong trào tập thể quan trọng.
Chúng ta cần kết thúc trò chơi này. Khủng hoảng không khí ở Trung Quốc là dấu hiệu của sự hạn chế của chủ nghĩa bảo vệ môi trường. Đây là sự kết hợp kỳ lạ giữa thảm kịch và thói quen hàng ngày, giữa cảm giác tội lỗi và sự thờ ơ. Hệ sinh thái ngày nay là một trận chiến ý thức, với nhiều chiến lược để che giấu ô nhiễm môi trường: hoàn toàn thờ ơ, khoa học và công nghệ, thị trường giải quyết, áp lực trách nhiệm cá nhân, và ủng hộ cuộc sống khiêm tốn.
Có phải cuộc tranh luận về sinh thái đang chiếm ưu thế khiến chúng ta cảm thấy như kẻ có tội, dưới áp lực của những tiêu chuẩn cao trong cuộc sống hàng ngày? Tinh thần đạo đức không nên làm chúng ta chống lại chủ nghĩa tư bản. Chúng ta không nên chấp nhận sự tư lợi cá nhân trước quan tâm chung của nhân loại. Chúng ta cần hành động, nhưng không cần phải cảm thấy tội lỗi. Cần tái chế, mua thực phẩm hữu cơ, sử dụng năng lượng tái tạo, và không ngừng quan tâm đến môi trường.
Một cái bẫy khác là lòng tham của chủ nghĩa tư bản. Cuộc xung đột giữa chủ nghĩa tư bản và hệ sinh thái là cuộc xung đột giữa lợi ích cá nhân và quan tâm chung. Lo ngại về môi trường thực chất là muốn tiếp tục tồn tại. Khẩu hiệu 'lợi nhuận cứ sinh ra, dù trái đất có diệt vong' là biểu hiện của lòng tham này. Chúng ta cần phải nhìn nhận đạo đức không chỉ trong việc phát triển cá nhân mà còn trong việc giữ gìn môi trường.
Theo Lenin, chúng ta cần làm gì? Peter Sloterdijk đã đề cập đến những gì nên làm ở thế kỉ 21 trong cuốn sách 'Điều gì diễn ra trong thế kỉ 20?'. Thế nhân sinh và việc từ thuần hóa con người đến văn minh là những điểm cần xem xét.
'Thế Nhân Sinh' là thuật ngữ mô tả giai đoạn trong lịch sử Trái Đất, khi con người không còn xem thiên nhiên như Mẹ. Chúng ta phải chấp nhận trách nhiệm với Trái Đất và nhận ra rằng chúng ta sống trên một con tàu vũ trụ. Điều này đòi hỏi sự hòa nhập với môi trường và sự thỏa thuận để đảm bảo sự an toàn và ổn định.
Việc bỏ qua các tác động tiêu cực không phải là chủ nghĩa tư bản. Để thay đổi mô hình quan hệ nhân sinh-tự nhiên, cần có sự thay đổi cơ bản về kinh tế - chính trị, không chỉ là tập trung vào lợi nhuận mà còn phải quan tâm đến môi trường.
Khi nhận ra rằng chúng ta sống trên một con tàu vũ trụ Trái Đất, nhiệm vụ cấp bách là hợp tác quốc tế và đoàn kết giữa các cộng đồng người. Chúng ta cần vượt qua chủ nghĩa bành trướng tư bản và hợp tác để bảo vệ tự nhiên và văn hóa chung.
Bài viết của Slavoj Zizek, Giám đốc Viện Nhân học Birbeck của đại học London trên tờ In These Times.
Một số chi tiết trong bài viết đã được điều chỉnh để phù hợp với độc giả ở Việt Nam.