1. Tác động của rượu bia đến gan
Tác động của bia rượu đến cơ thể đầu tiên có thể nhắc đến chính là tác động đến gan. Bạn có biết tại sao gan lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi uống rượu quá mức không?
Khi rượu bia được hấp thụ vào cơ thể, sau khi đi qua dạ dày (20%) và ruột non (80%), chúng sẽ được chuyển hóa tới 90% tại gan. Quá trình chuyển hóa này khiến gan liên tục phải đối mặt với các chất độc tố có trong rượu. Khi tình trạng này kéo dài và xảy ra liên tục, chức năng gan sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Những người uống rượu nhiều có nguy cơ cao mắc các bệnh như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… thậm chí là ung thư gan.
Gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng nếu bạn uống quá nhiều rượu trong thời gian dài
2. Tác động đến sức khỏe của tim mạch
Theo các chuyên gia, tác hại của rượu bia đối với cơ thể chủ yếu là ảnh hưởng tới sức khỏe và chức năng của hệ thống tim mạch. Dưới tác động của rượu bia, cơ tim và mạch máu có thể bị tổn thương và thoái hoá. Kết quả là có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề như giãn cơ tim, suy tim, và xơ hóa tim. Ngoài ra, cũng tăng nguy cơ đột quỵ, mất ngủ, huyết áp cao hoặc nhồi máu cơ tim,... so với những người không uống rượu bia nhiều.
3. Ảnh hưởng tới não
Tác động của rượu bia đến não bộ có thể dễ dàng nhận biết nhất qua tình trạng hỗn độn, khả năng điều chỉnh hoạt động suy giảm - tư duy bị mất đi. Điều này khiến cho người uống rượu không ổn định khi di chuyển, thần kinh không ổn định, phản ứng chậm, mất khả năng nhận thức,...
Những người thường xuyên tiêu thụ rượu bia trong thời gian dài dễ gặp phải tình trạng giảm trí nhớ, hội chứng run rẩy - một biến chứng nguy hiểm thường gặp với người nghiện rượu.
Rượu bia ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của người tiêu dùng
Khi mắc phải hội chứng run rẩy, người bệnh sẽ gặp phải các tình trạng sau:
-
Sanh tối, lú lẫn, mất khả năng tập trung vào thời gian.
-
Khả năng nhận thức giảm sút.
-
Giấc ngủ không yên, có thể gặp ảo giác, lo âu, sợ hãi kéo dài.
-
Nói không rõ, tay chân run rẩy, di chuyển khó khăn,…
-
Có thể bất ngờ xuất hiện các cơn co giật, cơn động kinh.
4. Tác động tới dạ dày
Dạ dày chịu ảnh hưởng là một trong những tác động của bia rượu mà người bệnh thường gặp phải sau một thời gian dài.
Khi được hấp thụ ở dạ dày, rượu bia sẽ phân hủy thành các chất độc hại như acetaldehyde. Acetaldehyde có thể làm suy yếu các lớp mô bảo vệ tại dạ dày và gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
Người uống nhiều rượu có nguy cơ cao hơn bình thường bị viêm – loét dạ dày
Thêm vào đó, rượu bia còn kích thích dạ dày sản xuất axit tiêu hóa nhiều hơn. Khi hiện tượng này xảy ra, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, trào ngược tăng lên. Tình trạng này kéo dài cũng tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
5. Nguy cơ mắc bệnh Gout
Uống liên tục và uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra bệnh Gout. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng cồn trong cơ thể vượt quá khả năng xử lý, gây rối loạn chuyển hóa. Điều này dẫn đến sự tăng axit uric và gây Gout ở các khớp ngón tay, ngón chân, hoặc đầu gối.
Khi bị Gout, người bệnh gặp cơn đau, sưng tấy đỏ ở các khớp, khó khăn khi di chuyển,...
6. Giảm khả năng đề kháng, miễn dịch của cơ thể
Theo nghiên cứu, việc uống rượu bia liên tục có thể làm giảm sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào bạch cầu. Do đó, người nghiện rượu thường dễ mắc các bệnh hơn, chẳng hạn bệnh liên quan đến hệ hô hấp như bệnh lao,...
7. Tác động đến sức khỏe sinh sản
Cả nam và nữ đều chịu ảnh hưởng của rượu bia đến sức khỏe sinh sản.
Đối với nam
-
Giảm chất lượng quan hệ tình dục.
-
Ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
-
Gây vô sinh khi tiêu thụ rượu trong thời gian dài.
Với phụ nữ
-
Gây rối loạn chức năng tuyến yên, gây ra việc trứng không rụng đúng chu kỳ.
-
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
-
Tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non nếu phụ nữ sử dụng rượu khi mang thai.
Việc tiêu thụ rượu nhiều có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
8. Quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn
Khi tiêu thụ rượu bia hoặc các đồ uống chứa cồn nhiều, quá trình lão hóa của cơ thể có thể xảy ra nhanh hơn. Điều này thể hiện rõ qua ngoại hình như làn da, tóc khô xơ, da bong tróc hoặc xanh xao,... Khi tình trạng này kéo dài, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
9. Ảnh hưởng tới hệ thống xương – cơ bắp
Tác dụng của rượu bia lên cơ thể là gì? Khi tiêu thụ quá nhiều rượu, lượng canxi trong cơ thể giảm đáng kể và ngăn chặn sự hình thành tế bào xương. Điều này dẫn đến tình trạng loãng xương.
Lượng cồn trong máu cũng gây suy giảm và suy yếu cơ bắp theo thời gian.
10. Các tác động tiêu cực khác của rượu bia với cơ thể
-
Rượu bia có thể gây mất trí nhớ hoặc suy giảm trí nhớ.
-
Gây viêm tụy.
-
Gây tổn thương cho hệ thần kinh, có thể dẫn đến động kinh.
Trên đây là tổng hợp các tác hại của rượu bia có thể xảy ra. Các tác động này rất tiêu cực đối với sức khỏe. Do đó, cần cân nhắc khi sử dụng. Tốt nhất là xây dựng lối sống lành mạnh, chỉ sử dụng khi cần thiết và với lượng phù hợp.