Có đúng là mức lương của họa sĩ anime quá thấp, đến nỗi có thể đẩy ngành này vào khủng hoảng?
Trong các bài viết hiện đại về anime, có rất nhiều bình luận phàn nàn về thu nhập của họa sĩ, bao gồm cả tình trạng lương thấp và làm việc quá sức đến mức phải nhập viện. Nỗi lo này ngày càng trở nên trầm trọng và dấy lên nhiều quan điểm trái chiều trong cộng đồng mê anime.
1. Liệu mức lương trong ngành công nghiệp anime, đối với tất cả họa sĩ, có đồng đều thấp không? Không hề!
Một sai lầm thường thấy khi bàn về thu nhập của họa sĩ là cho rằng toàn ngành đang lỗ và không thể trả lương cao cho họa sĩ, và mọi người đều nhận mức lương thấp như nhau.

Thực tế, ngành công nghiệp này đã tăng trưởng ổn định trong suốt 7 năm qua, với mức tăng trưởng 108%/năm. Điều này cho thấy ngành không hề thua lỗ như một số thông tin không chính xác đã nói.
Trong ngành công nghiệp anime, các họa sĩ được phân theo nhiều cấp bậc khác nhau, không phải ai cũng nhận mức lương giống nhau. Để vẽ nên một cảnh trong anime, họa sĩ cần phác thảo khoảng 10 khung hình cho mỗi giây phim.
Các khung hình được chia thành hai loại chính là 'key frames', những khung hình quan trọng sẽ xác định cách chuyển động của cảnh đó.
Loại thứ hai là 'in-between frames', là những khung hình phụ được thêm vào để đạt đủ số lượng khung hình cần thiết, làm cho chuyển động trở nên mượt mà và chi tiết hơn. Quá trình này tương tự như việc từ một bản phác thảo, ta tiếp tục chỉnh sửa và thêm chi tiết để bức tranh trở nên sống động.
Những 'key frames' có vai trò quan trọng hơn, thường do những họa sĩ giàu kinh nghiệm và tài năng vẽ. Trong khi đó, các 'in-between frames' thường được coi là công việc phụ, có thể được giao cho những họa sĩ mới, làm việc bán thời gian, hoặc những người từ các nước có chi phí nhân công thấp hơn như Philippines.

Tình trạng vẽ ẩu các 'in-between frames' để kịp thời hạn cho thấy sự chênh lệch lớn về chất lượng giữa các họa sĩ vẽ 'key frames' và 'in-between animators'. Điều này cũng phản ánh vào sự chênh lệch lớn trong thu nhập giữa hai nhóm họa sĩ này.

Với những cá nhân đảm nhận vai trò chủ chốt trong dự án anime, như đạo diễn hình ảnh, đạo diễn hoạt hình, đạo diễn chính, hay nhà sản xuất, mức lương của họ thường tăng nhanh chóng và đáng kể.
Kèm theo bài viết này là một biểu đồ minh họa phân bậc lương trong ngành công nghiệp anime. Ở đáy bảng lương là các họa sĩ đến từ các quốc gia có nhân công rẻ như Philippines, với mức lương trung bình là 8500 USD/năm, tương đương 700 USD/tháng hay 16 triệu VND/tháng. Mức lương này có vẻ hấp dẫn ở Việt Nam, nhưng tại Nhật Bản, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Tokyo với chi phí thuê nhà cao, thì cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn.

Người đứng đầu dự án anime, tức là Producer, có mức thu nhập cao ngất ngưởng lên tới 140 triệu VND/tháng. Trong khi đó, những seiyuu (diễn viên lồng tiếng) nổi tiếng có mức thu nhập cao nhất ngành, có thể đạt tới 1 tỷ 300 triệu VND/tháng, nhờ vị thế tương đương với các idol hay diễn viên hạng A. Họ không chỉ lồng tiếng cho anime mà còn tham gia các sự kiện quảng bá, thậm chí là tổ chức các buổi diễn ca nhạc riêng.
Bài viết này muốn nhấn mạnh rằng vấn đề không chỉ nằm ở mức lương thấp, mà còn ở sự bất bình đẳng trong cách phân chia lương và lợi nhuận trong ngành công nghiệp anime.
Phần lớn lợi nhuận thu được lại rơi vào túi của những người có chức quyền và vai trò cao trong ngành. Trong khi đó, các họa sĩ mới vào nghề phải chấp nhận một mức lương chỉ đủ để xoay sở từng ngày. Thông tin thường chỉ nhấn mạnh về mức lương thấp mà không làm rõ sự bất bình đẳng này, dẫn đến hiểu lầm rằng ngành công nghiệp anime không có tiềm năng.
Các đạo diễn chính và producer nổi tiếng không chỉ sống thoải mái mà còn có thể dư dả để đi du lịch, tham dự các hội chợ anime quốc tế như Anime Expo tại Mỹ, nơi họ quảng bá cho các dự án anime của mình.
Độc giả có thể thảo luận về chủ đề này cũng như các tác phẩm manga và anime khác tại ĐÂY.