1. Tổng quan về bệnh viêm mũi
Viêm mũi là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy niêm mạc trong mũi, gây ra các triệu chứng như sổ mũi, tắc mũi, ngứa, hắt hơi. Hiện nay, viêm mũi là một trong những vấn đề phổ biến nhất trong lĩnh vực tai mũi họng và có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi độ tuổi.
Hiện nay, viêm mũi là vấn đề phổ biến ở mọi nhóm đối tượng và độ tuổi
Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi, trong đó virus, vi khuẩn, thời tiết, chất kích thích hoặc dị ứng là những nguyên nhân phổ biến nhất. Việc chẩn đoán viêm mũi dựa trên các dấu hiệu lâm sàng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, biểu hiện và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp.
2. Nhận biết các loại viêm mũi
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi có thể chia thành 3 loại như sau:
Viêm mũi do nhiễm trùng
Viêm mũi do nhiễm trùng thường do virus và vi khuẩn, bao gồm cả cảm cúm và viêm xoang. Loại viêm này được chia thành 2 nhóm tùy vào thời gian biểu hiện:
-
Cấp tính: thường do nhiều loại virus, vi khuẩn gây ra trong thời gian ngắn, có thể được kiểm soát bằng thuốc xịt và kháng sinh uống.
-
Mạn tính: là tình trạng nhiễm trùng kéo dài, không thể chữa trị hoàn toàn, chỉ điều trị trong giai đoạn cấp tính. Thông thường, viêm mũi mạn tính có thể kèm theo viêm xoang và các bệnh lý khác.
Viêm mũi do dị ứng
Khi có tác nhân lạ xâm nhập, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng loại bỏ nhanh chóng. Những yếu tố như phấn hoa, lông vật nuôi, bụi, nấm mốc, cỏ, dị vật,... có thể gây ra phản ứng kích thích ở mũi. Ngoài ra, thay đổi bất thường của thời tiết hoặc cơ thể mẫn cảm với nhiệt độ bên ngoài cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm mũi do dị ứng.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng và phản ứng nhạy cảm của hệ miễn dịch, cơ thể có thể biểu hiện các triệu chứng như ngứa, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, đau đầu, thở khò khè, ho khan.
Chuẩn đoán về tình trạng mũi viêm do dị ứng có thể dựa vào tiền sử bệnh lý trong gia đình. Ngoài ra, các kiểm tra cận lâm sàng như xét nghiệm máu, chích da,... có thể giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Để điều trị viêm mũi do dị ứng, có thể sử dụng thuốc xịt corticosteroid kết hợp kháng histamin, rửa mũi bằng nước muối.
Xịt rửa mũi đúng cách để giảm các tác nhân gây viêmTuy nhiên, những người có tiền sử mắc bệnh cũng nên tránh xa các chất gây dị ứng. Mặc dù không phải là biện pháp triệt để nhất nhưng có thể hạn chế tối đa nguyên nhân gây bệnh.
Viêm mũi không phải do dị ứng
Đây là tình trạng mũi bị viêm do bệnh lý mạn tính thứ phát hoặc các tác nhân khác sau khi đã loại trừ nguyên nhân gây dị ứng. Bệnh có thể gây ra từ các yếu tố:
-
Môi trường làm việc có nhiều mùi phức tạp, độc hại, khói thuốc lá, hormone, quá trình lão hóa ở người già, thuốc đang điều trị,...
-
Teo mũi dẫn đến viêm mũi gặp ở các trường hợp mạn tính.
-
Hít phải nấm mốc, bụi, phấn hoa, lông vật nuôi,... nhưng không gây kích ứng mà làm giãn mạch máu trong mũi (viêm mũi vận mạch).
-
Một số trường hợp có thể bị viêm do sử dụng thuốc thông, xịt, rửa mũi quá mức gây ra tác dụng ngược.
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng cũng có sự thay đổi. Nhiều người bệnh mũi sẽ khô, đóng vảy bên trong, tạo mùi hôi, chảy máu cam thường xuyên và thậm chí mất khứu giác.
Hút thuốc lá có thể khiến tình trạng viêm ở mũi ngày càng trầm trọng hơn.Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh dưới dạng xịt mũi, thuốc kháng viêm để giảm triệu chứng, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Cân nhắc độ ẩm trong nhà hoặc nơi làm việc bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.
Tránh hoặc giảm thiểu việc tiếp xúc với các môi trường có nhiều mùi khó chịu như khói thuốc, môi trường ô nhiễm, mùi hôi, chuồng và thú nuôi có lông.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân, khi có dấu hiệu của viêm mũi, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân và hướng giải quyết. Hiện nay, có nhiều nơi tiến hành khám và điều trị các vấn đề về tai mũi họng, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn an toàn.