1. Sự phát triển của bé yêu ở tuần thứ 22
Trong tuần thai thứ 22, bé yêu tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Cơ thể của bé đã hoàn thiện nhiều chức năng quan trọng và các cơ quan cần thiết. Bé đã có hình dáng nhỏ xíu của trẻ sơ sinh.
Trong tuần thai 22, các động tác của bé trở nên mạnh mẽ hơn, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động rõ ràng của bé như đạp, xoay người, vặn mình,…
Trong tuần thai thứ 22, sự phát triển của bé yêu diễn ra nhanh chóng và các cơ quan chức năng trong cơ thể dần hoàn thiện
Khi siêu âm thai 22 tuần, mẹ có thể nhìn thấy bé rõ ràng hơn. Những đám lông xuất hiện trên mặt bé là điều bình thường và có vai trò bảo vệ làn da của bé. Những sợi lông này sẽ biến mất khi bé chuẩn bị ra đời. Mặt bé, mí mắt và lông mày cũng trở nên rõ ràng hơn. Da bé không còn trong suốt mà thay vào đó là sự tụ lại của chất béo dưới da.
Các giác quan của thai nhi ở tuần thứ 22 bắt đầu hoàn thiện và trở nên nhạy bén hơn. Não bộ của bé phát triển những vết nếp nhăn đầu tiên, các dây thần kinh phát triển để bé có thể cảm nhận được những chuyển động từ mẹ.
2. Những biến đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 22 tuần?
Đã đến tuần thai thứ 22, cơ thể của mẹ bắt đầu trải qua những biến đổi đáng kể.
-
Cân nặng của mẹ có thể tăng đột ngột, các phần như mông, tay và đùi trở nên đầy đặn hơn. Điều này là bình thường vì cơ thể mẹ đang tích trữ năng lượng và dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần kiểm soát cân nặng để tránh béo phì.
-
Mẹ có thể thường xuyên nuốt nước bọt do tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ có thể thử nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo bạc hà để giảm thiểu.
-
Những vết rạn da bắt đầu xuất hiện ở đùi, bụng, mông và thậm chí cả cánh tay của mẹ do sự kéo dài và căng trớn của da.
-
Mẹ có thể nhìn thấy những nốt nhỏ trên quầng vú, được gọi là nốt Montgomery, chúng tiết dầu giúp bảo vệ và làm mềm da vú của mẹ.
-
Khi mang thai 22 tuần, mẹ có thể gặp đau gò sinh lý. Điều này có thể ảnh hưởng tới công việc và tập trung của mẹ. Nếu có cơn đau đặc biệt hoặc thường xuyên, mẹ cần đến thăm bác sĩ.
-
Sưng phù ở bàn chân, mắt cá hoặc bắp cá chân là điều phổ biến khi mang thai 22 tuần. Nếu sưng phù không bình thường, mẹ cần đến bác sĩ để kiểm tra.
-
Mẹ có thể gặp phải mệt mỏi, khó ngủ, đau lưng, tăng tiết dịch âm đạo, nghẹt mũi và các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tâm trạng của mẹ cũng thay đổi thường xuyên.
Các vết rạn da tại bụng, mông, đùi, cánh tay,… sẽ bắt đầu xuất hiện khi mẹ bước sang tuần thai thứ 22
3. Lời khuyên cho mẹ khi thai kỳ bước sang tuần thứ 22
Bước sang tuần thai thứ 22, mẹ bầu nên:
-
Thăm khám thai định kỳ và siêu âm chẩn đoán dị tật cho bé. Mẹ cần liên hệ với bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu bất thường.
-
Kiểm soát lượng đường tiêu thụ để tránh nguy cơ tiểu đường thai nhi. Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về kiểm tra sàng lọc tiểu đường thai nhi.
-
Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…
-
Uống đủ nước hàng ngày để duy trì lượng nước ối ổn định.
-
Nằm nghiêng về bên trái giúp giảm đau lưng và ngủ ngon hơn.
-
Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng. Mẹ có thể nói chuyện với bé hoặc tham gia các khóa học làm mẹ để chuẩn bị tâm lý trước khi bé ra đời.
Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ nên duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe và thư giãn cơ thể
Mang thai là giai đoạn quan trọng, mẹ cần hiểu rõ về thai kỳ và thực hiện thăm khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mình và bé. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.