Tính đến hiện tại, Tây Du Ký đã tròn 40 năm và vẫn giữ cho mình nhiều kỷ lục mà không có tác phẩm điện ảnh nào có thể vượt qua được.
Mặc dù đã có nhiều phiên bản làm lại, nhưng Tây Du Ký bản gốc năm 1986 vẫn là bản ăn khách nhất với những kỷ lục khiến các tác phẩm hiện nay phải ghen tỵ.
Xem Thêm: Khám phá loạt 'hạt sạn' vô lý của Tây Du Ký sau 36 năm
1. Đã chiếu lại 3.000 lần tại Trung Quốc
Theo các số liệu từ các đài truyền hình Trung Quốc, Tây Du Ký đã được chiếu lại đến 3.000 lần, một con số ấn tượng chưa từng có trong lịch sử điện ảnh của quốc gia này.
Các bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm nổi tiếng trong 'Tứ Đại Danh Tác' như 'Thủy Hử', 'Tam Quốc Diễn Nghĩa' hay 'Hồng Lâu Mộng' cũng chưa thể vượt qua con số ấn tượng này.
Đây cũng là bộ phim được xem nhiều nhất ở Trung Quốc, với hơn 89% dân số Trung Quốc đã xem ít nhất một lần, và hơn 50% khán giả đã xem bộ phim này hơn 10 lần.
Theo QQ, một trong những lý do khiến 'Tây Du Ký' trở nên phổ biến như vậy là vì bộ phim kết hợp nhiều yếu tố hài hước và nội dung ý nghĩa, phù hợp với đa dạng đối tượng khán giả.
Xem Thêm: Đường Tam Tạng và những sự thật đáng sợ về vị nhà sư nổi tiếng nhất trong Tây Du Ký 1986
2. Kịch Bản được làm lại nhiều nhất trên màn ảnh
Sau thành công của 42 tập phim 'Tây Du ký' năm 1986, nhiều đạo diễn và nhà sản xuất đã tạo ra nhiều phiên bản Remake. Mỗi năm, ít nhất có một bản làm lại của Tây Du Ký được ra mắt, và cho đến nay đã có hơn trăm phiên bản mới của bộ phim này.
Câu chuyện về 81 kiếp nạn của Đường Tăng và các đồ đệ đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà làm phim khác nhau.
Mặc dù chi phí cho việc làm lại Tây Du Ký ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kỹ xảo điện ảnh và sự tham gia của dàn diễn viên nổi tiếng, nhưng vẫn không đủ để vượt qua bản gốc huyền thoại.
Xem Thêm: Chị cả yêu nhện tinh trong Tây Du Ký: Dù đã ngoài 60 nhưng vẫn rạng ngời
3. Lục Tiểu Linh Đồng - Biểu tượng của Tôn Ngộ Không suốt nhiều năm
Dù đã 40 năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc đến Tây Du Ký, khán giả vẫn không quên được Lục Tiểu Linh Đồng - diễn viên thủ vai Tôn Ngộ Không.
Dù quay vào năm 1986, nhưng toàn bộ đoàn phim chỉ có đủ tiền để thuê một máy quay và một quay phim. Ngoài ra, do phim có đề tài huyền ảo nên cần nhiều kỹ xảo, nhưng với điều kiện eo hẹp, các kỹ xảo trong phim cũng khá thô sơ và cổ lỗ sĩ.
Tất cả mọi người đều phải hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Thậm chí, các diễn viên còn phải giúp đỡ nhân viên hậu trường. Trong một số trường hợp, nhân viên hậu trường có thể phải tham gia đóng phim nếu thiếu diễn viên.
Mặc cho những khó khăn rất lớn, Tây Du Ký 1986 vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nghệ sĩ và những tên tuổi lớn trong ngành điện ảnh Trung Quốc, mà không màng đến việc nhận thù lao.
Xem thêm: [Thông tin bổ sung] TÂY DU KÝ từng bị cấm chiếu ngay tập đầu tiên vì quá... gợi cảm