Có rất nhiều bạn trẻ ngày nay rất giỏi các kỹ năng chuyên môn, nhưng lại thiếu các kỹ năng mềm trong giao tiếp. Mặc dù họ rất thông minh, có óc hài hước, nhưng lại không biết cách bắt đầu hay duy trì một cuộc trò chuyện. Bài viết này sẽ giúp các bạn giao tiếp thông minh, ứng xử khéo léo hơn trong cuộc sống.
Có rất nhiều bạn trẻ ngày nay rất giỏi các kỹ năng chuyên môn, nhưng lại thiếu các kỹ năng mềm trong giao tiếp. Mặc dù họ rất thông minh, có óc hài hước, nhưng lại không biết cách bắt đầu hay duy trì một cuộc trò chuyện. Bài viết này sẽ giúp các bạn giao tiếp thông minh, ứng xử khéo léo hơn trong cuộc sống.
1. Lấy chân thành làm nền tảng
Tầm quan trọng cũng như những lợi ích thiết thực của kỹ năng giao tiếp thì ai cũng có thể dễ dàng tưởng tượng ra như mở rộng mối quan hệ, trau dồi sự tự tin,… Nhưng có nhiều người lại đặt ra câu hỏi: Giao tiếp tốt liệu có phải là một hình thức sống giả tạo? Điều này tùy thuộc vào việc bạn sử dụng các kỹ năng đó vào mục đích gì?
Tôi biết một trường hợp áp dụng triệt để kỹ năng giao tiếp quá mức dẫn tới việc mất chính bản thân, luôn cố gắng làm hài lòng mọi người. Ngược lại, có những người ứng xử vô cùng khôn khéo nhưng chỉ để trục lợi cá nhân. Cả hai cách này đều không phải là ứng dụng đúng đắn của kỹ năng giao tiếp. Những kỹ năng giao tiếp mà tôi sắp giới thiệu có cái tâm là sự Chân Thành. Vậy nên, các bạn hãy cứ cảm thấy đúng những gì mình cảm thấy, tôi chỉ muốn chia sẻ cho các bạn cách để thể hiện chúng ra ngoài một cách hợp lý nhất.
2. Kỹ năng kéo dài cuộc hội thoại
Sau nhiều năm kinh nghiệm thực tế, tôi lựa chọn đưa kỹ năng này lên đầu tiên, vì đây có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất và cũng làm nhiều người không hài lòng. Nhiều người hỏi tôi rằng họ đã có can đảm để bắt chuyện với người khác, nhưng lại không biết phải làm gì tiếp theo, từ đó để bỏ lỡ cơ hội trong tiếc nuối.
Kéo dài một cuộc hội thoại thực ra không khó như bạn nghĩ. Mỗi người đều muốn mình là người quan trọng. Vì vậy, hãy tập trung vào đối phương trong cuộc trò chuyện. Nói cách khác, hãy để họ chia sẻ về họ nhiều hơn là bạn nói về mình. Và bạn hoàn toàn có thể làm điều này bằng những cách sau đây:
Phương pháp A Dua
Đây là phương pháp dành cho những người đã sẵn sàng chia sẻ hoặc cần giải tỏa và chỉ cần một người lắng nghe. Vì họ đã biết những gì họ muốn nói nên tất cả những gì chúng ta cần nói ở đây là những câu thốt nên lời, tùy thuộc vào nội dung cuộc trò chuyện. Ví dụ:
– Ôi! (ngạc nhiên)
– Vậy à/sao vậy? (ngạc nhiên)
– Không thể tin được! (ngạc nhiên – phản biện)
– Thật sao? (đồng cảm)
– Tôi hiểu (đồng cảm).