Ngụy biện là những lỗi lập luận xuất hiện phổ biến trong tranh biện hay viết lách văn bản nghị luận, thể hiện qua sự bất hợp lý về tính liên quan hay tính logic trong lập luận. Sự xuất hiện của các lỗi ngụy biện tạo ra lỗ hổng trong lý lẽ và dẫn chứng, khiến cho phần tranh biện hay bài viết trở nên kém hiệu quả hơn, giảm đi tính thuyết phục của các luận cứ. Lỗi ngụy biện cũng xuất hiện rất nhiều trong bài viết IELTS Task 2, một dạng văn bản nghị luận. Các lỗi này chủ yếu bắt nguồn từ tư duy của người viết, được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: Ngụy biện Cá Trích Đỏ (Red Herring Fallacy), Ngụy biện Khái Quát Hóa Vội Vã (Hasty Generalization Fallacy) hay Ngụy biện Dốc Trượt (Slippery Slope Fallacy),… Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích một lỗi ngụy biện cũng xuất hiện rất phổ biến trong bài viết IELTS Task 2 – Ngụy biện Lặp Lại Vấn Đề (Begging The Question Fallacy) cũng như chỉ ra cách nhận biết và khắc phục lỗi ngụy biện này.
Key Takeaways:
Ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi (Begging The Question Fallacy) là khi người viết mặc định rằng điều A đúng bởi vì hiển nhiên nó đúng, chứ không đưa ra một lý lẽ hay dẫn chứng nào thật sự xác đáng.
Để khắc phục Nguỵ biện Lặp Lại Câu Hỏi, người học có thể đánh giá sự tương đồng về nội dung giữa luận điểm và luận cứ, và vẽ sơ đồ để tránh lập luận vòng vo.
Ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi là gì?
Giả sử khi người tranh luận hay người viết muốn chứng minh một quan điểm A, người viết cần đưa ra các luận cứ phù hợp và logic để chứng minh A đúng. Tuy nhiên, khi mắc lỗi Ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi, người viết cho rằng A đúng bởi vì A đúng. Đôi khi người viết chỉ thay thế cách diễn đạt của A để cho lập luận trở nên “hợp lý hơn” một chút.
Quan sát ví dụ sau:
Đề: As well as making money, businesses also have social responsibilities. To what extent do you agree or disagree?
Lập luận trong bài: Businesses are widely expected to have responsibilities for different social issues beside making profits. It is often argued that making money is not the only mission of companies or profittable organizations but the companies should perform more influential roles in making contribution to the development of the society.
Quan sát lập luận trong đoạn văn trên, ta có thể thấy luận điểm khá rõ ràng nhưng các luận cứ khá mông lung và mơ hồ. Đây là đặc điểm chung của những phần lập luận mắc lỗi ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi. Phân tích kỹ hơn các luận cứ, ta có thể thấy, tác giả không đưa ra một lý lẽ hay dẫn chứng phù hợp nào để chứng minh cho quan điểm ở đầu đoạn mà đơn giản chỉ lặp lại thông tin ở đầu đoạn bằng những cách diễn đạt khác.
Luận điểm chính của đoạn văn là những doanh nghiệp nên có trách nhiệm hơn với vấn đề xã hội bên cạnh việc làm ra lợi nhuận. Các câu sau của đoạn văn đơn thuần chỉ lặp lại nội dung của câu luận điểm chính bằng một cách diễn đạt khác, rằng tạo ra tiền không phải nhiệm vụ duy nhất mà các doanh nghiệp nên tham gia nhiều hơn vào việc đóng góp cho xã hội.
Rõ ràng, đọc xong đoạn văn, người viết có thể nắm được rõ quan điểm của người đọc – quan điểm đồng tình với mệnh đề trong câu hỏi. Tuy nhiên, khi đọc kỹ, ta thấy tác giả không thể đưa ra một luận cứ hợp lý nào để chứng minh cho quan điểm của mình. Tất cả các lập luận trong đoạn văn trên đơn thuần chỉ là lặp lại thông tin trong luận điểm chính.
Lỗi Ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi chủ yếu bắt nguồn từ tư duy của người viết, thể hiện qua việc mặc định một số thông tin là chính xác mà không thật sự suy xét hay đánh giá vấn đề trên nhiều góc độ phù hợp hơn.
Như ở trong ví dụ trên, người viết chỉ mặc nhiên công nhận rằng việc các doanh nghiệp phải đóng góp cho xã hội là việc hiển nhiên đúng. “Điều hiển nhiên đúng” này trở thành một tiền đề trong tư duy và người viết chỉ lặp đi lặp lại thông tin này chứ không đưa ra được lý lẽ hay dẫn chứng nào khác. Rõ ràng, “điều hiển nhiên đúng” ở trên chưa hề được chứng minh là đúng. Nói cách khác, chính đề bài đang yêu cầu chúng ta phải chứng minh thông tin đấy đúng hay sai. Ta không thể nói thông tin A đúng đơn giản bởi vì A đúng mà ta cần đưa ra các lập luận rõ ràng, cụ thể và thuyết phục hơn.
Ngoài hình thức lặp lại nội dung của luận điểm, lỗi ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi đôi khi còn được thể hiện qua hình thức Lập Luận Vòng Vo (Circular Reasoning). Xem xét ví dụ sau:
A: Hút thuốc lá rất có hại, tôi nghe chuyên gia X nói như thế.
B: Tại sao chuyên gia X lại nói như thế?
A: Vì thuốc lá thật sự có hại!
Quan sát lập luận trên, ta thấy lập luận trên có cấu trúc như sau:
Lập luận vòng vo (Circular Reasoning) như trong ví dụ trên cũng là một hình thức xuất hiện rất phổ biến của lỗi Ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi (Begging The Question Fallacy). Người viết cần thận trọng để nhận ra cấu trúc và khắc phục lỗi ngụy biện này.
Khắc phục
Quy tắc 1: Đánh giá sự tương đồng về nội dung giữa luận điểm và luận cứ.
Như đã nói ở trên, biểu hiện rõ ràng của lỗi ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi nằm ở sự giống nhau giữa luận điểm và luận cứ. Khi viết sau một đoạn văn nghị luận, ta có thể thử kiểm tra xem nội dung của luận điểm và luận cứ có bổ nghĩa cho nhau một cách hợp lý hay chưa.
Luận cứ là những lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng để giải thích cũng như chứng minh tính chính xác của luận điểm. Luận cứ cần thể hiện hiệu quả thuyết phục và khiến cho người đọc đồng tình với luận điểm đã được nêu ra.
Khi mắc lỗi ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi, luận cứ không thể hiện tốt được các chức năng ở trên mà căn bản chỉ lặp lại thông tin trong luận điểm. Điều đó, khiến cho đoạn văn trở nên dài dòng, rườm rà và lan man một cách không cần thiết. Rõ ràng, các luận cứ mắc lỗi ngụy biện hoàn toàn không có vai trò và không có giá trị về lý luận.
Vì thế, khi viết xong một đoạn văn nghị luận, ta cần cẩn thận xem xét liệu các luận cứ đã thực hiện tốt chức năng nghị luận của mình chưa hay chỉ lặp lại câu hỏi.
Quy tắc 2: Vẽ sơ đồ để tránh lập luận vòng vo
Như đã phân tích ở trên, lỗi ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi đôi khi còn xuất hiện dưới dạng lập luận vòng vo (Circular Reasoning). Hình thức ngụy biện vòng vo này rất dễ được nhận ra bằng cách vẽ sơ đồ như đã hướng dẫn ở trên. Vì thế, khi cảm thấy lập luận của bản thân có phần vòng vo và lan man, ta có thể xem xét vẽ sơ đồ các luận cứ ra như ở trên để kiểm tra liệu mình có mắc lỗi lập luận vòng vo hay không.
Lời giải đề xuất: It is recognisable that many customers are likely to be in favor of businesses that may bring positive values to the world. By engaging in solving social issues more regularly, companies have opportunities to promote their images in a better way. As a result, these companies may attract more and more new buyers for their products as well as maintaining a responsible and supportive role in the society.
Bài tập
BÀI 1:
Đề: People say that it is a waste of time for high school students to learn literature such as novels and poems. Do you agree or disagree?
Lập luận trong bài: Learning literature works such as novels and poems is really time-consuming for high school students. It is recognisable that having literature classes, reading classical novels or doing research on different poetic works take much time and efforts from students. In other words, these tasks force students to ineffectively and unnecessarily waste much of their time.
Bài giải 1:
Phân tích: Đọc kỹ và mổ xẻ đoạn văn trên, ta có thể dùng quy tắc đánh giá sự tương đồng giữa luận điểm và luận cứ để kiểm tra xem đoạn văn có mắc lỗi ngụy biện.
Ở đoạn văn trên, tác giả thể hiện rõ ràng quan điểm đồng tình với ý kiến trong đề bài (học văn là lãng phí thời gian) ở đầu đoạn. Trong các câu sau, tác giả lập luận rằng việc học văn làm tốn nhiều thời gian và công sức của học sinh hay việc này khiến học sinh lãng phí thời gian một cách kém hiệu quả và không cần thiết.
Khi phân tích kỹ, ta thấy rõ ràng các luận cứ trong đoạn văn không thật sự rõ ràng và thuyết phục. Các câu sau đơn giản chỉ là cách viết lan man và dài dòng hơn cho thông tin ở câu luận điểm. Chính vì thế đoạn văn này mắc lỗi ngụy biện Lặp Lại Vấn Đề rất rõ ràng.
Qua đoạn văn trên, ta cũng có thể thấy một số cách biểu hiện của lỗi ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi. Ví dụ, việc “học văn” ở trong đề bài sẽ được tác giả nhắc lại một cách dài dòng hơn bằng những hành động như “vào lớp Văn, đọc sách Văn hay nghiên cứu tác phẩm”. Cụm từ “lãng phí thời gian” trong đề cũng được tác giả viết lan man ra thành “tốn thời gian và công sức một cách không hiệu quả và không cần thiết. Có thể thấy, nội dung các câu sau hoàn toàn không thể hiện vai trò giải thích hay chứng minh cho luận điểm đầu mà chỉ lặp thông tin của luận điểm theo cách rườm rà và lê thê hơn.
Để khắc phục lỗi ngụy biện này, ta cần xem xét luận điểm từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng hợp lý để thuyết phục người đồng tình với quan điểm của bản thân. Các lý lẽ và dẫn chứng phải có rõ ràng, hợp lý và có hiệu quả thuyết phục. Lặp lại thông tin luận điểm hoàn toàn không cần thiết.
Lời gian đề xuất: Firstly, learning literature can be time-consuming with students whose future orientation is not related to this subject. For example, if a student wish to become an athlete or a mathematician, literature works are not really supportive or advantageous for his or future career. Therefore, it is advisable to let these students have to follow their orientation instead of forcing them to study literature. Secondly, learning literature may cause unnecessary burden for students who are not good at and not interested in literature.
Bài 2:
Đề: When choosing a job, the salary is the most important consideration. To what extent do you agree or disagree?
Lập luận trong bài: Salary is absolutely the most important criterion that ones are supposed to take into account when considering a job offer. Evidently, the money earned from the job is the best measurement for the advantages of different jobs that we should take when deciding whether to accept a job. Other factors related to the occupations such as working environment and collegues are seemingly not as significant as the wage.
Bài giải 2:
Phân tích: Cũng như đoạn văn ở bài 1, để đánh giá xem đoạn văn này có mắc lỗi ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi hay không, ta cần sự sánh sự giống nhau giữa nội dung của luận điểm và nội dung của luận cứ.
Ở đầu đoạn văn, tác giả đã thể hiện rõ ràng quan điểm đồng tình với mệnh đề đặt ra trong đề bài (lương là yếu tố quan trọng nhất khi chọn việc). Ở các phần sau, tác giả lập luận rằng, số tiền kiếm được từ công việc là thước đo tốt nhất cho lợi thế giữa các nghề nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định rằng, các yếu tố khác của công việc (môi trường làm việc hay đồng nghiệp) dường như không quan trọng bằng tiền lương.
Thoạt nhìn, các câu của luận cứ có cách diễn đạt, cách dùng hay cấu trúc câu khá “khác biệt” so với luận điểm chính. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ, ta sẽ nhận ra thông tin được truyền tải trong các câu luận cứ đơn giản chỉ là cách diễn đạt khác đi của nội dung trong luận điểm chính.
Khi tác giả nói mức lương là “thước đo tốt nhất” cho “lợi thế giữa các công việc khác nhau”, đây thực chất chỉ là cách nói lan man và dài dòng hơn cho quan điểm “mức lương chính là yếu tố quan trọng nhất cần được xem xét”. Đồng thời, phép so sánh “các yếu tố khác liên quan tới công việc đều không quan trọng bằng mức lương” hoàn toàn đồng nghĩa với việc “mức lương là yếu tố quan trọng nhất”.
Các luận cứ trong đoạn văn trên không hề có tính hiệu quả thuyết phục hay thu hút sự đồng tình của người đọc. Thông tin trong các luận cứ không thể hiện được vai trò giải thích hay thuyết phục cho luận điểm, do đó đoạn văn trên hoàn toàn không có ý nghĩa về lý luận.
Lời giải đề xuất: The salary can be regarded as the most important criterion that ones should consider when accepting a job offer. Firstly, a proper salary supports employees to pay for living costs. When an employee can pay all the bills and fulfill his or her demands with the money earned from the job, the employee may be motivated to make better contribution to the job. By contrast, if the wage is unable to support employees to live comfortably, it is likely that they will not be able to work effectively and may consider to change the job.
Bài 3: Wild animals have no place in the 21st century, so protecting them is a waste of resources. To what extent do you agree or disagree?
Lập luận trong bài: Wild animals are not essential and have no place in our modern world today so it is absolutely pointless to spend money and time protecting them. It is observable that wild animals are no longer an important part of the world and are on the verge of extinction. As a result, protecting these species is undeniably wasteful and meaningless. The resources of our modern world are absolutely not limitless and should not be spent on unnecessary tasks like preserving wild species.
Bài giải 3:
Quan sát lập luận trong đoạn văn trên, ta có thể thấy đoạn văn này cũng mắc lỗi ngụy biện Lặp Lại Câu Hỏi khá rõ ràng. Trước hết, ta cần đánh giá sự tương đồng giữa thông tin trong luận điểm và thông tin trong các luận cứ.
Trong câu luận điểm ở đầu đoạn văn, tác giả đã thể hiện rõ ràng quan điểm đồng tình với nội dung trong đề bài (không cần bảo vệ động vật hoang dã trong thế kỷ 21). Ở các câu sau đó, tác giả lần lượt lập luận rằng các loài động vật hoang dã ngày nay không còn là một phần quan trọng của cuộc sống và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì thế, tác giả cho rằng việc dành thời gian và công sức để bảo tồn động vật hoang dã là vô nghĩa và lãng phí. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định rằng những nguồn tài nguyên cũng chúng ta không nên bị lãng phí vào một việc không cần thiết như bảo tồn động vật.
Có thể thấy, các luận cứ được tác giả viết khá dài và khá lan man nhưng tựu trung lại thì các luận cứ không thể hiện được lý do nào xác đáng để thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm. Nội dung của luận cứ đơn thuần chỉ là cách diễn đạt khác đi của luận điểm. Khi tác giả đánh giá việc bảo vệ động vật hoang dã là “vô nghĩa”, “lãng phí” hay “không cần thiết” thì các câu văn này hoàn toàn cùng nội dung với luận điểm ban đầu. Vấn đề quan trọng là, tác giả không giải thích được tại sao việc bảo tồn động là “lãng phí” hay “không cần thiết”.
Để khắc phục lỗi ngụy biện này, cần thay đổi hoàn toàn các luận cứ lan man ở trên, đưa ra các lý giải phù hợp hơn cho luận điểm ở đầu đoạn.
Lời giải đề xuất: Firstly, preserving wild animals are likely to be really ineffective. The human population is still on the significant increase, which may negatively affects wild habitats, food sources and the ecosystem in which many species live. Many preserving campaigns or projects have been taken but the results turned out to be not really successful. Secondly, the extinction of animals can be observed as a natural process of our planet by many scientists. In the natural history of the world, many animals came to existence and went extinct.