Đãi Nịnh
Nếu có cơ hội trò chuyện với những người lớn tuổi nhưng mãi chẳng tiến bộ được trong vai trò lãnh đạo trẻ của họ tại công ty, thì chúng ta luôn nghe họ than thở, chỉ trích kiểu: “Ôi! Tên kia suốt ngày nịnh Tổng giám đốc, có cái tài cán mẹ gì”, “Ồ! Thôi anh ơi, nó chỉ giỏi miệng thôi chứ năng lực thì không có gì”… Các bạn trẻ bây giờ thường ghét những người giỏi ngoại giao, thân thiết với lãnh đạo - bọn này còn trẻ nên có đặc quyền ngu nên tôi không trách nhưng nhiều người trưởng thành mãi trong sự nghiệp nhưng chỉ biết chửi người khác, bợ đít sếp khiến tôi rất phiền lòng.
Hãy mở lòng ra một chút để nghiêm túc nhìn nhận rằng trên đời này ai cũng thích được khen ngợi, tán dương có lỡ một chút cũng không sao nhưng ghét oan một chút là thành oán thù, căm ghét ngay lập tức. Không phải ngẫu nhiên mà Bát Giới lúc nào cũng được lòng Đường Tăng dù không phải là thằng xuất chúng của team, Ngộ Không nói trăm câu không bằng nói một lời với sư phụ. Cũng không phải Càn Long ngu tới mức không biết Hoà Thân là nịnh thần mà suốt đời giữ làm tâm phúc bên cạnh…
Lãnh đạo mặc nhiên không bao giờ ngu - đó là sự thật, có thể lãnh đạo kém nghiệp vụ, kém nghệ thuật quản trị, kém nhiều thứ khác so với loại chuyên viên như chúng ta (tôi nói dưới góc độ chúng ta nghĩ thế) nhưng chắc chắn lãnh đạo không ngu - vì ngu thì làm sao mà làm lãnh đạo, hỡi ôi.
Bạn thấy ai thằng nịnh, họ cũng thấy. Bạn biết ai trung thực, họ cũng biết nhưng công việc thì bộn bề, mệt mỏi mà suốt ngày nghe “Sếp làm thế là sai/ Sếp cần giải trình rõ việc… / Tôi thấy thế này - thế kia là không công bằng…” thì quả thật rất mệt. Đó là chưa kể thật ra ý kiến của bạn đa phần là dốt và húng nhưng tự tưởng mình là trung quân ái quốc nên mọi thứ cũng đều có ý kiến, ý cò.
Sếp ở vị trí cao hơn thường có những thông tin nhạy cảm và đặc biệt hơn mà đa số nhân viên không biết. Việc lãnh đạo đòi hỏi khó khăn. Mọi quyết định đều được cân nhắc kỹ lưỡng bởi vì sếp của bạn hiểu rõ rằng nhân viên là người phải chịu trách nhiệm. Liệu bạn đã thấu hiểu điều này chưa?
Nghe những lời khích lệ và góp ý nhẹ nhàng, êm ái - ai lại không thích nhỉ? Mặc dù mọi người đều biết đó là “nịnh” nhưng Anh Ba nhấn mạnh rằng nịnh không vi phạm pháp luật, không làm tổn hại đạo đức, cũng không làm xáo trộn trật tự công cộng hay gây rối chuẩn mực đạo đức xã hội… một cách cân nhắc, những lời khôn ngoan, hài hòa sẽ mang lại sức sống cho cả tổ chức, công ty. Do đó, nếu thấy nhân viên già chửi cấp trên là không công bằng, thì Anh Ba tin rằng cuộc đời của họ chỉ ở đó thôi. Trên thực tế, người hèn là nhân viên vì bất mãn, tức giận nhưng không dám viết đơn xin nghỉ việc, sợ mất công việc nên vẫn cố gắng ở lại đây. Đó mới là sự hèn nhát. Muốn chửi thì hãy tự soi gương trước khi chửi người khác.
Để hiểu rõ rằng cuộc sống trong môi trường công sở ngày nay có rất nhiều điều không như mong đợi, chúng ta cần phải thông minh một chút. Nhưng hãy nhớ rằng, tổ chức không thể giúp bạn tránh khỏi những vấn đề tai tiếng, những kẻ thù; tổ chức cũng không bảo vệ bạn trước khiếu nại, khiếu kiện, và không ai viết thư yêu cầu thăng chức cho bạn… ổn chưa?
Những người nghèo không bao giờ ghét tỉ phú, họ chỉ ghét những người nghèo khác như họ nhưng lại giàu hơn. Đừng bao giờ tin vào sự thành thật của đồng nghiệp - vì khi bạn thử đặt niềm tin vào họ, bạn sẽ nhận ra rằng trong cuộc chiến vì lợi ích, tình bạn anh em không còn tồn tại lâu dài. Lãnh đạo của bạn mới là người quyết định tăng lương, phê duyệt kế hoạch, quyết định việc thăng chức và xác định ai được quan trọng đối với tổ chức. Ngay cả trong những cuộc nhậu, chỉ có lãnh đạo mới có thể “ăn no, nói thả ga, uống thoải mái”.
Nếu bạn là người lãnh đạo, liệu bạn có thích nghe nhân viên của mình nói dối, phỉ báng về bạn không? Bạn có thích và trọng dụng những nhân viên dưới cấp có năng lực nhưng thường hay kiêu căng không? Hay bạn chờ đợi thời cơ để sa thải họ? Câu trả lời nằm ở trong câu hỏi.
Nịnh là một nghệ thuật và người nịnh giỏi là người thật sự có năng lực. Đừng chửi rủa và căm ghét người khác chỉ vì họ hiểu rõ hơn về quy luật của trò chơi. Mỗi ngày, lúc 17h, khi bạn về nhà ăn tối, ôm vợ, dạy con thì lãnh đạo của bạn có thể đang phải chuẩn bị tiếp khách, tham gia các sự kiện giao tiếp đến khuya hoặc thậm chí làm việc cho đến nửa đêm mới xong và sáng hôm sau vẫn phải đến công ty đúng giờ. Trong những ngày nghỉ lễ, khi bạn ở bên gia đình thì họ có thể đại diện cho bạn xử lý công việc chung - chỉ để đảm bảo mọi thứ diễn ra trơn tru. Họ hy sinh như vậy, vậy có gì sai khi họ tiến lên nhanh hơn?
Năng lực chỉ là một phần của sự nghiệp, nhưng kỹ năng sống mới thực sự quan trọng và cần được rèn luyện, phát triển. Đôi khi, người có trí tuệ cao cần nhận thức rằng họ không nên coi thường, chê bai, chỉ trích hoặc loại bỏ người khác mà thay vào đó cần nghiêm túc học hỏi và áp dụng trong mọi mối quan hệ của cuộc sống. Nếu không làm được, hãy tự biệt mình ra khỏi đám đông, sửa sai và sống một cuộc sống bình yên như lựa chọn của anh chị.
Nghĩ rằng người khác nịnh bợ để leo lên là chỉ tự dối lòng về lòng ganh tị của mình. Từ chối điều đó làm gì hehe.
Thực ra, khi anh/chị cảm thấy khó chịu, chán ghét khi nghe người khác nịnh bợ, thì nguyên nhân đơn giản là bởi người được nịnh không phải là mình thôi
Tác giả: Cong Cong