Hồi trước, có một người chị gái của mình từng làm tiếp viên hàng không. Chúng mình thân thiết, sau khi làm việc về, mỗi khi có thời gian rảnh, chúng mình thường gặp nhau tại quán cafe. Chuyện vui buồn chia sẻ cùng nhau, chị không thể tâm sự với ai trong gia đình nên thường tìm đến mình, chia sẻ tất cả. Lúc đó, mình chỉ biết lắng nghe, không biết phải động viên chị như thế nào. Rồi một ngày, vì sức khỏe yếu, chị bệnh nặng và ra đi. Lời cuối cùng của chị chỉ dành cho mình một câu 'Nếu sau này em yêu ai, hãy tránh xa tiếp viên hàng không'.
Sau nhiều thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng mình lại yêu một tiếp viên hàng không. Thực tế, cuộc sống của tiếp viên hàng không, nhìn từ bên ngoài, nhiều người nghĩ là dễ dàng, có cơ hội đi lại nhiều, xe đưa đón đi làm, lương cao. Nhưng chỉ khi bước vào và hiểu rõ hơn, mới thấu hiểu được rằng, tiếp viên hàng không không chỉ là một nghề mà ẩn sau vẻ ngoài lấp lánh đó là những khó khăn, những vất vả mà không ai nhìn thấy ngoại trừ những người trong nghề, những người đã và đang làm tiếp viên hàng không.
Nếu bạn lên chuyến bay đầu tiên trong ngày, bạn sẽ phải đến sân bay sớm 2 tiếng trước giờ bay để làm thủ tục, cũng như tiếp viên hàng không. Nếu làm chuyến đầu tiên, họ cũng phải đến lúc 3h sáng để chuẩn bị cho các thủ tục cần thiết. Nếu chuyến bay bị trễ, đến tận 12h đêm, 1h sáng mới hạ cánh, họ cũng phải làm việc đến muộn như những hành khách khác trên chuyến bay đó. Vào những chuyến bay đêm, hành khách có thể thoải mái nghỉ ngơi trên máy bay, nhưng không phải tiếp viên, họ thường phải thay phiên nhau nghỉ ngơi để phục vụ hành khách. Đối với những chuyến bay dài, khi sang bên nước khác, chênh múi giờ, họ cũng cần nghỉ bù sau một chặng bay dài, ăn uống và nghỉ ngơi rồi lại chuẩn bị cho chuyến bay tiếp theo.
Bản thân mình là một hành khách. Trên máy bay, ngồi một chỗ chẳng mấy kháng giờ, vì không gian hẹp nhỏ đó, tầm nhìn chỉ là bầu trời nếu ngồi cạnh cửa sổ, còn không chỉ là tựa lưng ghế của người trước. Mình là hành khách còn như vậy. Nhưng với tiếp viên hàng không, họ ngày ngày chỉ có mỗi không gian hẹp nhỏ đó, lên và xuống. Họ nhìn quanh thấy chỉ là những hàng ghế và không gian nhỏ hẹp đó. Chưa kể, đồ ăn trên máy bay có sao thì họ phải ăn vậy suốt thời gian.
Mình cũng đã từng đi hạng C, đồ ăn ở hạng C vẫn chỉ là đồ ăn sẵn, theo tiêu chuẩn của hàng không thôi, nhớ lần đầu đi công tác, mình còn ăn, nhưng sau này chỉ muốn ngủ. Còn với tiếp viên, họ phải ăn như vậy suốt năm tháng. Không thể thay đổi. Nếu là các bạn khác, liệu có thể ăn những món như thế mỗi ngày không?
Ngày xưa, chị gái của mình đã nói chuyện và mình đã hiểu một phần, nhưng chỉ khi yêu rồi thì mới hiểu thêm nhiều điều khác. Áp lực từ công việc thực sự chỉ là một phần nhỏ. Làm tiếp viên hàng không không khác gì làm dâu trăm họ. Khi lên máy bay, nếu khách hàng có ý kiến hoặc khiếu nại về chất lượng phục vụ của chuyến bay, mọi lỗi lầm đều đổ lên đầu tổ tiếp viên của chuyến bay đó. Thậm chí khi có sự cố về phần kỹ thuật của máy bay nhưng ảnh hưởng đến trải nghiệm của hành khách, tổ tiếp viên cũng là những người phải đối mặt trực tiếp với vấn đề, bởi họ là những người thực hiện dịch vụ trực tiếp trong chuyến bay đó. Nguyên tắc công việc ở Việt Nam luôn là như vậy, không ai chịu trách nhiệm đầy đủ cho sự cố, vì vậy những người thực hiện nhiệm vụ trực tiếp là những người phải chịu trách nhiệm.
Nhớ lại nhiều năm trước, mình đã đọc về tiêu chuẩn sức khỏe và áp lực khi trở thành phi công. Thực ra, mình phải công nhận, những người lái máy bay là những 'siêu anh hùng'. Nhìn vào bảng đánh giá sức khỏe, mình đã nể phục. Nhưng áp lực của phi công chỉ là một phần, tiếp viên hàng không phải chịu áp lực nhiều hơn từ 5 đến 7 lần. Bởi họ phải quản lý hơn trăm hành khách, khi lên trời, máy bay trở thành một thế giới khác biệt, nơi họ là bảo mẫu, quản lý, bác sĩ, tâm lý học viên, ... Họ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ trong một chuyến bay trong khi họ chỉ được đào tạo cho một nghề duy nhất là tiếp viên hàng không, không phải là 'siêu anh hùng'. Dưới mặt đất, các chuyên gia tâm lý, họ nhận được bao nhiêu tiền lương mỗi tháng? Tương tự, bác sĩ, quản lý, các nhân viên dịch vụ khác, ... họ nhận được bao nhiêu? Vậy một người phải thực hiện nhiều công việc như vậy, họ nhận được mức lương như hiện tại, liệu đó có cao không? Thực tế, là rất thấp ạ.