Hãy nhớ rằng, trong kinh doanh vận chuyển, việc tạo ra 'lợi nhuận' quan trọng không kém, nhưng cũng cần phải quan tâm đến những người tham gia, có trước có sau, có qua có lại, từ đó mở ra cơ hội, một hướng đi.
Đàm Đạo của anh N.M, Quản Lý Bán Hàng của một công ty Vận Chuyển tại TP.HCM.
'Đối với những nhân viên bán hàng, đặc biệt là bán hàng qua điện thoại, thì tôi luôn nhấn mạnh vào sáng thứ Hai, vì vào thời gian này, nhiều công ty tổ chức họp giao ban, chưa có kế hoạch cho cả tuần ... Sếp còn chưa lên kế hoạch sản xuất cho cả tuần, làm sao bạn gọi bán dịch vụ khi họ chưa sắp xếp xong? (cười)
Nên chỉ làm việc với những đối tác đã từng hợp tác, gửi email kiểm tra tình hình, hỏi thăm tình hình làm việc của họ, coi như là gửi lời chào, đơn giản mà hiệu quả, 'cốt truyện' thường là: bắt đầu bằng việc trò chuyện không liên quan, dạo gần đây anh/chị thế nào?, hàng hóa tốt chứ? vậy gần đây anh/chị có gặp khó khăn gì không?, ah gần đây cũng không dễ dàng, công ty nào cũng thế anh/chị ạ, bên em cũng vậy, ờ hiện tại đến Tết, anh/chị có thể sắp xếp thời gian được không?, thân thiện, đừng cứng nhắc, cách nói chuyện phụ thuộc vào tình huống, đừng cứ cố gắng quảng cáo dịch vụ của mình ngay, người ta sẽ không cảm thấy áp lực, đó là 'chiêu' tinh vi của chị ấy, thấy đơn giản mà hiệu quả không ngờ.
Chị N.T.T.N – Nhân viên bán hàng vận chuyển hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là chủ của một doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu mới thành lập.
Mr. K – Nhân viên bán hàng nội địa của một công ty chuyển phát nhanh tại TP.HCM.
'Đàm phán, hay bất cứ một cuộc trò chuyện kinh doanh nào với khách hàng/ đối tác, nhiều người nói khó thì cũng không phải, nói dễ lại càng không. Với chị, chỉ có một điều cần phải đặt lên hàng đầu mỗi cuộc đàm phán là sự CHUẨN BỊ. Có những người, tự nhiên thu hút người khác khi trò chuyện, dựa theo phản ứng của đối phương, nhưng loại người đó hiếm, nếu có thì họ đã làm lãnh đạo hết rồi, còn lại thì ít. Vì thế, điều quan trọng nhất là chuẩn bị. 1/ Trước buổi gặp: chuẩn bị kế hoạch, các luận điểm, mục tiêu rõ ràng. 2/ Trong buổi gặp: chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ, và trên hết là phải nắm vững quyền kiểm soát trong cuộc trò chuyện, nếu không kiểm soát được cả hai phía thì ít nhất cũng phải kiểm soát được phía mình. 3/ Sau khi gặp gỡ, dù có ký được hợp đồng hay không, cũng phải thành thật cảm ơn, chuẩn bị sẵn tinh thần vui vẻ, lúc đầu và cuối cũng như bất kỳ kết quả nào, không phải là gặp không thành công rồi cảm thấy thất vọng ... Đó là, chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị'
Ms. L – Bộ phận Giá cả/ Chăm sóc khách hàng của công ty Xuất Nhập Khẩu.
Nguồn: logistic4vn.com