Trong trường phổ thông, việc học tất cả các môn là hoàn toàn khả thi. Tôi hiểu điều này, đã từng đạt điểm trung bình dưới 9.0 ở mọi môn và biết cách học hiệu quả để làm điều đó - Tuy nhiên, ở đại học, điều này gần như không thể, và cũng không cần thiết. Tại sao vậy?
Ở trường phổ thông, số lượng môn học không nhiều. Trong suốt 12 năm học, chúng tôi học khoảng dưới 10 môn. Và chúng có sự liên kết với nhau, nếu bạn giỏi toán lớp 10, bạn sẽ dễ dàng giỏi toán lớp 11, 12. Và bạn có thể giỏi cả Lý, Hóa nữa. Nếu bạn rèn luyện trí nhớ tốt, bạn có thể dễ dàng nắm vững Sinh, Sử, Địa...
Trong khi đó, chỉ trong vài năm ở Đại học, bạn sẽ phải học trên dưới 50 môn, rất nhiều môn không liên quan tới nhau, thường được học trong vài ba tháng, học xong là phải thi ngay. Bạn có thể tham khảo một chương trình học của ngành Tài chính quốc tế - Đại học Ngoại thương ví dụ. Bạn sẽ thấy rằng, các môn ở đại học thường được chia thành ba loại:
1 – Các Môn Học Cơ Bản2 – Các Môn Học Chuyên Ngành3 – Các Môn Học... chưa Biết Để Làm Gì ^^!
Các môn học cơ bản là nền tảng, chúng có nhiều điểm tương đồng với các môn ở trung học phổ thông, chỉ khác là... sách giáo khoa dày gấp ba lần. Trong hai năm đầu, sẽ có nhiều môn cơ bản, cách học hiệu quả đã được chỉ ra từ đầu, chia nhỏ, học dần dần, lấy đà từ xa, lúc thi sẽ nhảy qua dễ dàng.
Các môn học chuyên ngành là những môn phục vụ cho công việc sau này. Đặc điểm của chúng là rất chuyên sâu, nên muốn thành công, bạn phải thực hành, làm bài tập đều đặn trong quá trình học. Vì cuối kỳ bắt đầu mới biết mặt mũi cuốn sách giáo khoa thế nào, tôi là cái chắc.
Còn các môn học chưa biết học để làm gì thì... cứ học cho vui thôi. Ở trường Ngoại Thương ngày xưa, tôi được dạy một môn rất hay, đó là... khiêu vũ. Lúc thi điểm cũng không tồi, nhưng giờ bật nhạc lên, thì cũng chỉ biết quay đều vòng ba.
Và cho dù là môn học nào, bạn cần phải xác định mức độ ưu tiên của nó. Như tôi ngày xưa, điều này được thể hiện rõ ở số tín chỉ. Còn bây giờ nhiều nơi học theo tín chỉ, thì có thể khác một chút. Tuy nhiên, cách học hiệu quả là bạn đừng cố để giỏi hết tất cả, hãy ưu tiên những môn quan trọng.
Việc phân chia thời gian cho một môn nào đó, không chỉ bằng cách tự học mà còn thông qua... số lần điểm danh. Làm khối trưởng, tôi thấy khó khăn... nhưng tôi biết nhiều người sẵn lòng bỏ môn này để học môn khác.
Điều này không sai, miễn là bạn nghỉ trong số tiết cho phép để không bị chú ý, và đủ điều kiện thi. Hy sinh những môn không quan trọng cũng là cách học hiệu quả ở đại học!
Tin vui là bạn không cần phải đi học thêm, học nếm ở đại học. Học hết các môn được yêu cầu trên trường đã đủ mệt rồi. Nhưng chắc chắn bạn sẽ có nhiều thời gian tự do hơn, cơ hội đi chơi, giao lưu, tham gia nhiều hoạt động hơn. Nhiều nơi áp dụng học tín chỉ, bạn lại càng có quyền tự do lựa chọn lịch học của mình.
Tuy nhiên, việc quản lý thời gian cần tốt hơn, để không bị quá căng thẳng, hoặc... bị cuốn vào vòng xoáy “học lại”, “thi lại” như cơm bữa đối với nhiều người. Mỗi lần học lại, thi lại ở đại học không chỉ tốn thời gian, mà còn... tốn tiền nữa. Quản lý thời gian hiệu quả có thể tóm gọn bằng ba thói quen cốt lõi sau: 1 - Xây dựng thời gian biểu ngoài giờ học cố định, sắp xếp các hoạt động: ôn bài, làm đề, hoạt động ngoại khóa, thư giãn... và tuân thủ đến cùng, và có thể linh hoạt điều chỉnh từng tuần.
2. Bắt đầu ghi chép thời gian để phát hiện và điều chỉnh thói quen lãng phí. Tham khảo chiến thuật này và tải File excel giúp quản lý thời gian hiệu quả tại Blog “Làm sao có 1h cho ước mơ”.
3. Hãy ưu tiên công việc quan trọng bằng cách phân loại theo A,B,C,D,E. Đọc cuốn “Ăn con ếch” của Brian Tracy (để hiệu quả trong công việc), bạn sẽ sử dụng nó để gối đầu giường cả đời.
Dưới đây là một vài cách học hiệu quả ở đại học của tôi. Nếu bạn có kinh nghiệm hoặc bất kỳ băn khoăn nào, đừng ngần ngại chia sẻ! Chúc bạn có một kỳ học vui vẻ và đừng quên quay lại đây comment nếu bạn đã áp dụng thành công!
Nguồn: duhocdongdu.com