Tôi và người bạn ngồi lại uống cà phê bên lề đường, trời nắng chói chang, khói bụi từ những chiếc xe máy vù vù lướt qua. Chúng tôi là những sinh viên mới ra trường trường sân khấu điện ảnh được một năm, phải luôn chăm chỉ chăm sóc hình ảnh bên ngoài. Trò chuyện về những người trong làng giải trí, cả hai cứ thế đàm đạo, tỏ ra thông thái, từ việc chỉ trích người này đến khen ngợi người kia, nhưng thực ra là để che đậy sự không tự tin của bản thân.
Có đủ chuyện để chúng tôi tranh luận, phê phán khuyết điểm của họ, điều xấu xa, những điểm yếu nổi bật trong làng giải trí. Sau khi nói xong, cảm thấy xấu hổ về sự phê phán đó, nhưng thực ra chỉ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin của bản thân.
Dù họ đã được công chúng biết đến và nổi tiếng, nhưng chúng tôi vẫn chỉ là những người ngồi bên lề đường, thưởng trà đá, chấp nhận với vai trò quần chúng. Hai chúng tôi im lặng, không còn gì để nói thêm, mỗi người trong chúng tôi đều đang nghĩ về những kế hoạch và hành trình của riêng mình, nhưng đường đi đó dường như không bao giờ có sự hiện diện của người bạn cạnh bên. Không phải chúng tôi ghét nhau, hay ganh tị, chẳng phải là sự chê trách, có một cái gì đó không thể diễn tả bằng lời nói, giống như một khoảng trống tồn tại giữa chúng tôi.
Sau ngày đó, chúng tôi ít khi gặp nhau, mỗi người chúng tôi đều bắt đầu đi theo con đường của riêng mình...
Không có sân khấu biểu diễn, tiền thuê phòng tăng lên và tôi phải hầu như sống từ mì gói, trong khi vẻ bề ngoài của tôi vẫn phải giữ phong cách. Tự an ủi bản thân rằng những người nổi tiếng đã vượt qua được, họ đã trải qua một quá trình bằng tài năng thực sự, và họ cũng đã từng trải qua những khó khăn giống như tôi.
Tôi tự kỷ trong căn phòng giữa lòng Sài Gòn, đối mặt với cảm giác đói đợi show diễn, hy vọng các đồng nghiệp độ cho mình, nhưng nếu có show cũng không biết lấy đâu ra tiền xăng đi. Gọi điện về nhà, nghe má khóc lóc. Bà nói: “Học cái gì không học, đi học nghề lông bông ham nổi tiếng, cái nghề không có ích gì trong xã hội. Hồi đó nghe lời tao thì giờ không khổ như vậy?”
Tôi nhanh chóng tắt máy khi bà chưa nói xong, thà chết đói còn hơn là chạm vào tự ái với nghề nghiệp của mình. Cảm giác tức giận, thất vọng và những lời của má đã xâm nhập sâu vào tâm trí tôi. Đau lòng.
Bước đi từ sáng sớm ra bến xe nhận tiền gửi từ quê, cầm tiền trên tay, cảm giác tồi tệ bao trùm tâm trí khiến tôi ngồi xuống như đứa trẻ muốn trở về nhà. Liệu mình đã chọn đúng đường không? Nghề mình chọn không đủ để mua một gói mì tôm, nếu tiếp tục đi liệu có an toàn không? Liệu mình có nổi tiếng không? Ngoài nghệ thuật, tôi không biết phải làm gì?
Bạn bè thời cấp 3 giờ đều có công việc ổn định, có người đã kết hôn, những người bạn thời sinh viên giờ đã từ bỏ con đường showbiz từ lâu, chỉ còn lại một vài người đang chạy kiếm sống. Bỗng nhớ lại thời sinh viên đầy hứng khởi và khao khát trong tương lai, chúng tôi là những người trẻ coi nghệ thuật là cuộc sống, là nghề nghiệp tương lai của mình. Nhưng giờ đây...
Sau đó, tôi xin vào làm phục vụ một quán bar, bỏ nghiệp diễn. Môi trường bar không phức tạp như tôi tưởng, tiền tip mỗi tháng giúp tôi sống thoải mái hơn, nhưng đây chưa bao giờ là ước mơ của tôi.
Tôi sống với công việc này đúng tám tháng, rồi sau đó tôi rời bỏ công việc đó một cách im lặng, có vẻ như tôi chưa bao giờ từ bỏ đam mê của mình, đặc biệt khi đêm về...
Tham gia đội diễn, tụ hội từ thiện tại chùa và tham gia các câu lạc bộ nghệ thuật đờn ca tài tử, tôi tìm thấy chính mình trên sân khấu. Mỗi lần được trình diễn, dù sân khấu là đâu, nó vẫn là nơi linh thiêng với tôi. Khi đi cùng với các nghệ sĩ đến các tỉnh, lòng tôi tràn ngập hạnh phúc. Ở phía sau rạp, tôi giấu cảm xúc, lén nhìn các anh chị hát. Họ trình diễn với trái tim và đẹp đẽ quá!
Ít ai biết cuộc sống của một nghệ sĩ thực sự như thế nào. Vai diễn của tôi, dù chỉ là một nhân vật phụ với vài câu thoại và một khúc ca ngắn, nhưng đó là niềm vui lớn. Khi ánh sáng dần tắt, những giai điệu cổ điển vẫn vang vọng trong tâm trí, và sân khấu trở nên hoang vắng. Nhìn lên từ dưới sân khấu, tất cả chỉ là rác thải, nhưng với gió, chúng như được hòa vào một điệu nhảy tuyệt vời.
Khóc không ngừng khi thấy các anh chị dọn dẹp, với những bánh tét và trái cây được khán giả gửi tặng. Tôi cảm thấy mình như một đứa trẻ... Chị Hai đến bên tôi và nói: 'Dù sân khấu chỉ là những tấm vải rách, khi có ánh đèn và khán giả, nó vẫn là thiên đường.' Chị ôm tôi và chúng tôi nhìn về phía trước.