Trong những năm học Đại Học, mình nhận ra điều quan trọng nhất là học cách suy luận, học cách học, không chỉ là học kiến thức.
Vì kiến thức mà bạn học sau 5 năm có thể trở nên lạc hậu,
và bạn có thể không sử dụng được. Bạn sẽ cần phải học lại.
Nhưng nếu bạn biết cách học, bạn có thể tự học lại, và có thể không làm việc trong ngành bạn học trước.
Tại sao nhiều người ra trường làm công việc không liên quan nhưng vẫn thành công?
Bởi vì họ có khả năng tư duy linh hoạt.
Với khả năng tư duy linh hoạt, họ có thể thích nghi với môi trường đa dạng và họ có thể học được nhiều ngành khác nhau, có thể phù hợp với họ trong tương lai.
Hãy nhớ rằng, học Đại Học là học cách tư duy.
Trong những cách tư duy đó, cách nào là quan trọng nhất?
Trong thời đại hiện nay, tư duy phân tích được xem là quan trọng nhất.
Cách đây 5 năm, tư duy phản biệt được coi là quan trọng nhất. Nhưng theo diễn đàn kinh tế thế giới, đến năm 2025, tư duy phân tích trở thành yếu tố hàng đầu.
Tại sao? Vì trong thời đại hiện nay, số liệu và dữ liệu rất phong phú và sẵn có trên internet. Vì vậy, vai trò của con người là phân tích số liệu, dữ liệu để xác định đâu là thông tin chính xác, đâu là thông tin sai lệch, và đâu là thông tin đáng tin cậy. Từ đó, phân tích mối quan hệ để tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Mình nhận thấy rằng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ con người trong việc phân tích số liệu lớn. Tuy nhiên, điều con người vượt trội hơn trí tuệ nhân tạo là khả năng phân tích có tính cảm xúc để nhận biết thông tin quan trọng và thích hợp để giải quyết vấn đề.
Nguồn ảnh: pinterest
Phương pháp học ở đại học
Học đại học khác biệt với học phổ thông ở điểm nào? Học phổ thông chủ yếu là học để thi cử, nơi mà kiến thức mà thầy cô giảng dạy bị giới hạn trong các khung giờ để học và áp dụng trong kỳ thi.
Trong khi đó, học đại học là học để xây dựng kiến thức mà không có sự giới hạn vì bạn học cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng và học không ngừng.
Thầy cô truyền đạt kiến thức cho chúng ta, nhưng không thể truyền đạt hết sự vô hạn của tri thức. Tất cả những kiến thức đó đã được lưu trữ trong sách vở và trên internet, những người thầy chỉ giúp chúng ta hiểu được điều quan trọng nhất.
Trong suốt thời gian ngồi trong giảng đường đại học, chúng ta cần phải lắng nghe những điều mà thầy cô nhấn mạnh, vì đó chính là những điều quan trọng nhất mà chúng ta cần phải chú ý.
Do đó, sinh viên cần phải biết tự lập kế hoạch cho bản thân mình.
Thời khóa biểu ở trường đại học chỉ là kế hoạch sắp xếp thời gian theo cách mà trường đưa ra.
Thời khóa biểu làm cho chúng ta phải tuân thủ, không thể tự ý quyết định được việc đến lớp hay không.
Nguồn hình ảnh: Pinterest.
Kế hoạch tự quản là việc quyết định những gì mình làm khi không có lớp học, như là nghiên cứu cái gì, học gì, dành thời gian cho sức khỏe, thời gian giải trí, thời gian gặp gỡ bạn bè, và trải nghiệm cuộc sống.
Điều này quyết định đến việc học hiệu quả của mình.
Để không nhàm chán khi học ở đại học, mình tìm hiểu bản thân thay vì chỉ nhận thông tin.
Ở đây, chúng ta được học và tự học.
Học trở nên thú vị hơn khi mình tự nghiên cứu và khám phá kiến thức, không chỉ là việc thu nhận thông tin từ giảng viên.
Khi tự nghiên cứu, mình cảm thấy mình hiểu biết và thú vị hơn về môn học, tạo nên những kỷ niệm ấn tượng trong quãng đời sinh viên.
Trong đại học, tư duy phân tích và tư duy phản biện đều cực kỳ quan trọng. Hai khía cạnh này, mặc dù trái ngược nhau, nhưng lại bổ sung lẫn nhau. Tư duy phân tích giúp chúng ta phân tích vấn đề thành các phần nhỏ và tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Tư duy phản biện là việc xem xét lại các giải pháp đã đưa ra, kiểm tra tính đúng đắn và phản chiếu lại mặt trái của vấn đề. Điều này giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
Tư duy phân tích có thể không chính xác và mang tính chủ quan, trong khi tư duy phản biện giúp làm cho quá trình đánh giá trở nên cẩn thận và chính xác hơn.