“Tôi có thể phàn nàn về bất cứ điều gì khi tôi muốn !”
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN PHÀN NÀN
Nhu cầu được phàn nàn của con người là tự nhiên. Sự phàn nàn theo tâm lý học trở thành một phản ứng tự ý và diễn ra trong tình huống căng thẳng, lo lắng hoặc khi ta cảm thấy căng thẳng. Đây là phản ứng tâm lý tự nhiên và đi kèm với hít thở nông, tăng tốc độ và thậm chí có thể gây ra nhức đầu hoặc mệt mỏi.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận theo ý mình, do vậy việc phàn nàn về những vấn đề không mong muốn xảy ra là điều bình thường.
Hãy tìm những khía cạnh tích cực nhất định.
- Giải tỏa áp lực cá nhân:
Sau những ngày làm việc căng thẳng, đối mặt với deadline ở công ty hay làm việc khuya tại quán cà phê, việc phàn nàn cuối ngày giúp ta giải tỏa áp lực và nạp thêm năng lượng để đối mặt với vấn đề. Khi phàn nàn một cách hiệu quả và đúng mực, chúng ta đang thể hiện cảm xúc của mình và vì thế bất kỳ cảm xúc khó nào cũng được nhận biết, trân trọng và điều này có ích cho sức khỏe tinh thần của mỗi người.
- Ghi nhớ cảm xúc.
Thật khó chịu khi không có ai để chia sẻ hoặc không có điều kiện để diễn đạt cảm xúc tiêu cực bên trong mình. Việc phàn nàn đã tạo ra một cơ hội để thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ và trạng thái tâm trí của chúng ta một cách rõ ràng hơn. Thực tế, đây là việc “chấp nhận cảm xúc”, những vấn đề tích tụ trong thời gian dài có thể gây ra các phản ứng tâm lý tiêu cực như áp lực, chán nản, trầm cảm... Vì vậy, khi bạn vẫn còn phàn nàn, tinh thần của bạn vẫn ổn định và có thể được chữa trị.
- Mở lòng với người khác.
Một ví dụ cụ thể như:
Trong thời gian học cấp 3, tôi trải qua những thời kỳ khó khăn và trầm lắng. Không thể cạnh tranh với bạn bè, điểm số ở môn tự nhiên luôn ở mức trung bình trong khi ở môn xã hội lại khá tốt. Đó là một trải nghiệm học tập đầy nỗi sợ hãi đối với tôi. Tôi tỏa sáng ở những môn như địa lý, lịch sử, ngữ văn nhưng lại gặp khó khăn ở môn hóa học, toán hay vật lý. Tôi chứa đựng những cảm xúc tiêu cực và thường xuyên chia sẻ chúng với gia đình. Nhưng càng ngày, cảm xúc của tôi càng trở nên u ám hơn, tôi căng thẳng vì khả năng học tập kém cỏi và cảm thấy cô đơn vì không có ai lắng nghe tôi.
Việc chia sẻ những nỗi buồn với bạn bè, người thân hoặc người quen tạo ra cơ hội để ta mở lòng và thể hiện sự cần đến sự đồng cảm và an ủi. Không chỉ giúp người đó cảm thấy tin tưởng, mà còn mang lại cái nhìn mới và giải pháp không ngờ mà ta chưa từng nghĩ đến. Chúng ta không chỉ giải tỏa được áp lực mà còn tạo ra sự gắn kết với nhau qua việc chia sẻ khó khăn.
- Khích lệ thay đổi tích cực.
Khi gặp vấn đề, đôi khi việc than phiền đúng lúc có thể hiệu quả hơn việc im lặng. Khi biết cách phàn nàn về vấn đề, than thở sẽ giúp kiểm soát tình huống và tạo điều kiện cho sự thay đổi tích cực.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAN THỞ ĐÚNG CÁCH?
Chia sẻ cảm xúc là quan trọng, nhưng cách bạn chia sẻ mới là yếu tố quyết định cuộc trò chuyện đó sẽ đi đến đâu. Khi muốn giải tỏa stress, những lời than vãn thường trào ra tự nhiên và không có điểm dừng. Vì vậy, việc biết cách than phiền là rất quan trọng để người khác không cảm thấy khó chịu.
Có 2 loại than phiền như sau:
1) Than thở để giải tỏa áp lực cá nhân: Theo nguyên lý tự nhiên, khi ta kêu ca, than vãn chỉ đơn thuần là để “đổ hết” những năng lượng tiêu cực từ bên trong.
Ví dụ: “Tại sao lại kẹt xe thế này?” hay “Thật là khó chịu với cái mạng này!”
2) Than thở để tìm giải pháp cho bản thân: Khi than phiền về một điều gì đó nhưng kèm theo đề xuất giải pháp hoặc nhận biết vấn đề để thay đổi tình hình.
Ví dụ: “Chiều nay tôi bận việc, bạn nấu cơm tối giúp tôi nhé!” hay “Hôm nay mệt quá, bạn rửa bát giúp tôi nhé!”
Cả hai cách than phiền này đều có ích mỗi cách theo cách riêng và đây là những phương án để trở thành một người biết than phiền một cách hiệu quả.
- Điều chỉnh tần suất: Khi cảm thấy mệt mỏi và áp lực, việc than phiền có thể giúp giảm bớt cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm đến tần suất bạn than thở, người nghe và thời điểm phù hợp để tránh làm người khác cảm thấy khó chịu.
- Suy nghĩ trước, than thở sau: Trước khi bắt đầu, hãy tự kiểm tra lại vấn đề bạn muốn than phiền, nó là gì và cách nào để giải quyết. Điều này giúp bạn kiểm soát cảm xúc và tránh những lời nói không cân nhắc.
- Tìm không gian riêng tư: Hãy tìm một nơi yên tĩnh để thả lỏng và tự do thể hiện cảm xúc. Có thể là căn phòng riêng, một khu vườn hoặc bãi biển, nơi bạn cảm thấy thoải mái để than phiền một mình.
- Áp dụng kỹ thuật “Sandwich”: Đây là cách giao tiếp tinh tế, khác biệt hoàn toàn so với việc “trút giận”. Bắt đầu bằng một lời mở đầu thân thiện, sau đó nêu ra vấn đề cần giải quyết và kết thúc bằng những gợi ý hoặc lời khuyên để tìm ra giải pháp.
- Viết nhật ký: Đây là cách đơn giản nhất để thể hiện tâm trạng và suy nghĩ của bản thân. Hãy ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc vào một lá thư hoặc dòng ghi chú để giúp bạn tự giải tỏa và học cách kiểm soát cảm xúc.