Gần đây mình thực tập tại một công ty xuất khẩu lao động và trung tâm tiếng Nhật.
Ban đầu mình nói rằng mình có thể làm việc fulltime nhưng vẫn cần thời gian để gặp giáo viên để làm khóa luận tốt nghiệp. Nếu có thể, họ hỗ trợ dấu mộc và thông tin để mình viết khóa luận. Ban đầu họ cũng hứa sẽ đào tạo cho mình. Sau 3 ngày làm, họ giao việc cho mình nhưng không có đánh giá, phản hồi hoặc đào tạo. Họ chỉ nói rằng tìm hiểu trên Youtube. Mình là người tự nhận mình là người học suốt đời. Mình đăng ký nhiều khóa học về marketing và phát triển cá nhân. Mình biết mình học quản trị kinh doanh nên nền tảng marketing không tốt bằng một số người khác nên mình càng nỗ lực. Mình biết điểm yếu của mình là giọng Hà Tĩnh nên mình không phù hợp với công việc tư vấn và telesales. Vì vậy, mình càng nỗ lực học.
Ngày đầu tiên đi làm, mình bị sếp và HR trách móc về lựa chọn ngành quản trị kinh doanh. Mình học ngành này và mình thích nó. Mặc dù có một số môn học khá khó về kế toán doanh nghiệp. Nhưng mình nghĩ rằng những người học ngành này sẽ hiểu nỗi khó khăn của sếp. Không phải sếp nào cũng hoàn hảo và họ cũng đang học hỏi và phát triển cho công ty của họ. Mình không thích những người sếp toxic giận cá chém thớt nhân viên. Mình cũng hiểu rằng không phải ai cũng có EQ cao. Cần nỗ lực rèn luyện để có EQ cao. Những người bị áp lực từ bên ngoài đôi khi đáng thương hơn đáng trách. Trong quá trình học ngành quản trị kinh doanh, mình cũng hiểu hơn về văn hóa doanh nghiệp, xu hướng và nhu cầu của sếp Việt.
Mình cho rằng biết nhiều sẽ mở rộng kiến thức và có cái nhìn đa chiều. Mình biết rằng có định kiến về việc học quản trị kinh doanh để trở thành sếp từ lâu. Và giảng viên cũng như sinh viên học ngành này cũng hiểu rằng cử nhân cũng làm việc như bình thường và tiến lên theo bậc thang như các ngành khác. Ai cũng cần phải nỗ lực.
Sếp bảo thực tập phải đúng giờ, không ngại khó khăn. Mình biết một số bạn làm việc không chu toàn. Nhưng khi làm quản lý, mình học cách không đánh giá, không đặt nhãn, không có định kiến với ai. Mỗi ngày làm việc, mình đến đúng giờ, dọn dẹp, lau chùi, thắp hương. Bạn thực tập đến trễ 15 phút. Sếp đến trễ 1 tiếng. Sếp nói thực tập trễ mà sếp cũng trễ thì không được. Tất nhiên, mình luôn học tập cẩn thận và cho rằng người không cẩn thận không nên giả vờ bề trên đối với ai. Thay vào đó, dù ở vị trí nào, mình vẫn học hỏi sự khiêm nhường. Bởi khi khiêm nhường, mình học được nhiều kiến thức hơn, gặp được nhiều thầy hơn.
Mình không phải là người hướng ngoại nên mình muốn tìm hiểu thêm về tâm lý để hiểu rõ hơn về con người và giao tiếp tốt hơn. Sếp mình nói sao ghi kỹ năng giao tiếp mà mình im lặng. Trong giờ làm việc, mình cũng không nói nhiều vì không muốn làm phiền đồng nghiệp. Giao việc và thông tin, mình thường trao đổi qua Zalo thay vì nói chuyện trực tiếp. Giờ nghỉ trưa, mình cũng không biết nói chuyện như các chị về gia đình vì không phù hợp. Trước khi làm quen với ai, mình thường dành thời gian để quan sát, học hỏi để chọn chủ đề nói chuyện phù hợp.
Thế hệ Z thường thay đổi công việc vì có nhiều cơ hội hơn và tiếp cận nhiều nền tảng hơn.
Thế hệ Z cũng được chiều chuộng nhiều hơn và sống trong sự đầy đủ hơn, vì vậy họ có độ chịu đựng thấp hơn so với bố mẹ.
Họ cũng đặt nhiều tầm quan trọng vào cảm xúc cá nhân, sự thoải mái và an toàn trong công việc, và có ý thức về cuộc sống tinh thần và thể chất hơn.
Bởi vì bố mẹ giàu có về mặt tài chính, họ không lo lắng quá nhiều về việc không có việc làm hoặc mức lương thấp khi chọn ngành học theo đuổi đam mê của mình.
Khi bắt đầu đi làm, mọi người thường sẽ gặp khó khăn và căng thẳng tâm lý. Do đó, họ hy vọng các doanh nghiệp sẽ hiểu và thông cảm hơn. Vì mọi người đều có lần đầu tiên. Và lần đầu tiên sẽ là cơ hội để định hình phong cách làm việc và quan điểm về nghề nghiệp của một người trẻ.
Tác giả: Lê Thị Hồng Hạnh
Nguồn hình ảnh: pinterest