Một ngày nắng đẹp, khi mở email kiểm tra, tôi phát hiện một email lạ từ phòng Nhân Sự với tiêu đề “Về việc bạn ứng tuyển vào công ty…”. Mặc dù khả năng phán đoán của tôi không tinh tế, nhưng khi đọc tiêu đề đó, trong lòng tôi đã có một cảm giác không hay.
Và đúng như dự đoán, khi mở email lên, tôi thấy dòng chữ “Dù chúng tôi đánh giá rất cao sự cố gắng và nhiệt tình của bạn nhưng…”. Không có gì đau lòng hơn, tôi khóc như mưa ngay tại chỗ. Tuy nhiên, sau khi đã rơi rất nhiều nước mắt và suy nghĩ, tôi đã ngồi lại và làm những việc sau:
Thứ nhất, viết ngay một email cảm ơn cho nhà tuyển dụng.
Ảnh từ: Pinterest
Tôi nghĩ đây là một nền văn hóa tốt, bởi dù có được công việc hay không, chúng ta đã có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với nhau. Từ mỗi cuộc phỏng vấn, tôi luôn học được điều gì đó, như cách trả lời câu hỏi một cách khôn ngoan, kỹ năng cần cải thiện, yêu cầu của vị trí đó… Vì vậy, tôi rất biết ơn những cơ hội đó.
Gửi email cảm ơn không chỉ là cách thể hiện bạn là người chuyên nghiệp, nỗ lực và luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, mà còn để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Làm thế nào để viết email cảm ơn?
Để viết email cảm ơn, bạn cần chú ý đến 4 điểm sau đây:
1/ Bày tỏ lòng biết ơn vì họ đã dành thời gian phỏng vấn và đánh giá bạn.
2/ Thể hiện sự tiếc nuối khi mất đi cơ hội hợp tác.
3/ Mong muốn biết lý do từ chối để cải thiện bản thân.
4/ Đề xuất tiếp tục liên lạc trong trường hợp có cơ hội ứng tuyển sau này.
Hãy tham khảo mẫu sau:
Kính gửi Bộ phận Nhân sự của Công ty…
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh/chị đã thông báo về quyết định tuyển dụng. Tôi rất biết ơn vì đã có cơ hội được xem xét hồ sơ và tham gia phỏng vấn trực tiếp. Tôi rất ấn tượng với môi trường làm việc tại công ty vì…
Mặc dù tiếc nuối vì không có cơ hội hợp tác trong thời gian này, nhưng tôi hiểu rằng tôi có thể chưa phù hợp hoàn toàn với vị trí… và tôn trọng quyết định của công ty.
Tôi rất mong nhận được phản hồi từ anh/chị về lý do từ chối để có thể xem xét và cải thiện trong tương lai.
Một lần nữa, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn và hy vọng sẽ có cơ hội được hợp tác với công ty quý trọng trong tương lai.
Chúc công ty của quý vị ngày càng phát triển và thành công.
Thứ hai, ghi lại những điểm cần cải thiện trên giấy.
Ảnh từ: Pinterest
“Bạn không thể để thất bại xác định con đường của mình. Bạn phải để thất bại dạy bản thân” - Barack Obama.
Đối với tôi, việc bị từ chối không phải là một điều đáng sợ, đó chỉ là một cơ hội để tỉnh táo, để xem xét lại bản thân. Vì vậy, hãy viết ra giấy những điều bạn cảm thấy không hoàn hảo trong buổi phỏng vấn, như việc trả lời vấn đề về kỹ năng không tốt, hay nhận xét về trình độ tiếng Anh từ nhà tuyển dụng…
Việc chỉ ghi nhận lỗi chưa đủ, nhớ phải đề xuất cách giải quyết cho vấn đề đó. Ví dụ, nếu trình độ tiếng Anh kém, có thể đăng ký khóa IELTS hoặc xem phim Engsub mỗi tối để cải thiện trình độ.
Cuối cùng, hãy tìm kiếm một công việc mới và tiến lên.
Ảnh từ: Pinterest
Việc công ty này từ chối bạn không có nghĩa là các công ty khác cũng sẽ từ chối bạn. Trên thế giới này, có nhiều môi trường tốt để bạn phát triển và góp phần, vì vậy hãy tiếp tục cố gắng. Nhớ rút kinh nghiệm từ lần 'thất bại' trước đó để làm tốt hơn lần này.
Dưới đây là những gì tôi đã làm sau khi nhận được email từ chối từ nhà tuyển dụng. Hy vọng bạn sẽ không gặp phải tình huống tương tự. Tuy nếu gặp phải, đừng lo lắng vì tôi đã chia sẻ cách giải quyết cho bạn rồi đó.