Khá gần đây, trên story của mình đã xuất hiện những chia sẻ, cuộc trò chuyện sôi nổi về việc “Chọn ngành học dựa trên năng lực hay đam mê” rồi. Tôi nhận được khá nhiều tâm sự: Có người phải từ bỏ ngành học mình mong muốn để theo đuổi sở thích, nhưng lại gặp khó khăn khi phải đối diện với những môn học không phù hợp với khả năng, không thể vượt qua môn liên tục, …
Bản thân tôi từng trải qua giai đoạn phân vân về việc chọn ngành học khoảng 7 - 8 năm trước và suốt quãng thời gian học đại học sau này, tôi đã tiếp xúc và trải nghiệm với nhiều trường hợp. Dựa vào đó, tôi muốn đưa ra một số gợi ý mà các bạn có thể tham khảo như sau:
1️. Đối với những bạn vừa có đam mê trong một lĩnh vực cụ thể, lại có khả năng học tốt các môn tương ứng trong tổ hợp môn thi của ngành đó.
Việc chọn ngành học của những bạn này sẽ dễ dàng hơn, thậm chí khi học đại học cũng có khả năng cao hơn là vượt qua môn không quá khó, đạt được điểm số cao hơn.
2️. Những bạn muốn theo đuổi đam mê nhưng chưa chắc chắn về khả năng học, đặc biệt là trong các môn thi xét tuyển cho ngành học. Nếu bạn ở trong tình trạng này, không nên đưa ra quyết định hấp tấp nhé.
Những trường hợp này thường xảy ra, khi cố gắng vào ngành học nhưng sau đó phát hiện ra khó khăn với các môn học, dẫn đến cảm giác chán nản, thi trượt, nợ môn,... Nếu có cơ hội thi / xét tuyển nhiều ngành, lúc này hãy thử sức và chuẩn bị cho mình một kế hoạch dự phòng vào ngành nghề khác phù hợp với năng lực bản thân hơn.
3️. Đừng vội vã theo đuổi đám đông:
Có một ví dụ như sau: Nếu bạn không giỏi các môn tự nhiên như Toán hoặc thiếu tư duy tốt, đừng theo đuổi học kinh tế, tài chính chỉ vì áp lực từ đám đông. Nếu vào học và gặp phải các môn Toán Kinh Tế quá khó, có thể dễ dàng lãng phí thời gian, tiền bạc, hoặc trường hợp tồi tệ nhất mà bạn có thể gặp, đó là mất nhiều năm mà không tốt nghiệp.
4️. Đừng quá phụ thuộc vào việc ngành nào ra trường dễ xin việc, lương cao, công việc nhàn nhã?!
Dù tốt nghiệp ngành nào, mỗi người đều phải tự lựa chọn hướng đi sau này. Có thể sau này, chúng ta sẽ không còn làm công việc theo ngành mà chính ngành sẽ chọn chúng ta.
5️. Hãy tỉnh táo lên! Nếu bạn không phải là trường hợp số 1 (người có đam mê và năng lực học tốt các môn phù hợp với đam mê).
Hãy xem xét kỹ lưỡng việc chọn ngành nghề dựa trên tổ hợp môn thi và các môn học trong chương trình đại học phù hợp nhất với khả năng học tập của bạn.
Khi đã nhập học, hãy nghiêm túc hoàn thành chương trình học theo đúng thời gian quy định để tốt nghiệp và đạt được bằng cử nhân trước tiên. Đừng nghĩ rằng tương lai sau này sẽ diễn ra theo kịch bản mà bạn đã tưởng tượng khi còn là sinh viên.
6️. Có một số môn học Đại Cương mà mọi ngành đều phải đối mặt:
Triết học Mác - Lê, Pháp luật đại cương, Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng,... Thậm chí, dù bạn học chuyên ngành Quan hệ công chúng và Báo chí, bạn vẫn phải học Toán Logic. Đừng sợ hãi trước độ khó của những môn này, và đừng nghĩ rằng việc chuyển sang ngành khác sẽ tránh được những môn học chung như vậy.
Một lời khuyên nhỏ từ tôi: Nếu bạn đã học/tiếp xúc với hai môn Lịch Sử và Địa Lý ở trung học cơ sở, việc học và thi qua môn Đường lối và Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ dễ dàng hơn nhiều. Trong thời gian học đại học của tôi, tôi rất tự tin khi học hai môn này, và có điểm số cao. Trong một bài thuyết trình lớn, tôi đã đạt điểm 10.
Bằng mọi cách, bạn sẽ vượt qua được những môn này.
7️. Lựa chọn giữa trường công lập và trường tư thục?
Chọn trường có chương trình đào tạo phù hợp với bản thân. Mình đã trải qua việc chuyển từ trường công lập sang trường tư thục ngay sau vài tuần, vì phát hiện rằng chương trình học không phù hợp. Khi chọn trường, cần đảm bảo ít nhất ba tiêu chí sau:
Tiêu chí của trường:
- Tuân thủ quy định của Nhà nước & Bộ Giáo dục.
- Có chương trình học cụ thể.
- Cấp bằng cấp chính quy.
Cũng cần lưu ý về học phí, việc biết trước học phí là quan trọng để xem xét khả năng tài chính.
8️. 'Đại học thì dễ thôi!'
Hoàn toàn sai lầm!