SAU KHI ĐỌC BÀI VIẾT NÀY, HY VỌNG CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP, NHỎ, SIÊU NHỎ SẼ CÓ SỰ THAY ĐỔI SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG NHÂN SỰ KẾ TOÁN VÀ ĐẶT LẠI ĐÚNG NGHĨA CHO CỤM TỪ “KẾ TOÁN TỔNG HỢP”
Tôi là một cựu kế toán đã trải qua nhiều thăng trầm trong nghề khoảng hơn 20 năm, từ vị trí thủ quỹ, thủ kho, kế toán vật tư, kế toán thanh toán, kế toán giá thành, đến kế toán tổng hợp và nay là Kế Toán Trưởng đã được trên 10 năm. Tôi đã làm việc với nhiều loại hình doanh nghiệp và thực hiện quyết toán thuế cho nhiều công ty, từ nhỏ đến lớn.
Do đó, tôi rõ ràng hiểu nhân viên kế toán mới ra trường chỉ có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm hoặc thậm chí là nhân viên mới ra trường và chỉ có trải nghiệm qua các khóa học kế toán thực tế. Họ chỉ làm được những công việc cụ thể của kế toán và không biết cách tối ưu hóa hiệu suất cho doanh nghiệp. Đây chính là nhóm nhân viên kế toán mà các chủ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đã tuyển dụng để làm 'Kế Toán Tổng Hợp' cho DN.
Trước khi tuyển dụng 'Kế Toán Tổng Hợp', các chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ vị trí này là gì. Một cách hiểu đúng đắn về Kế Toán Tổng Hợp tại DN là việc ghi chép, phản ánh một cách tổng thể trên các tài khoản, sổ sách và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm các nhiệm vụ như:
Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, cách mà các chủ doanh nghiệp tuyển dụng 'Kế Toán Tổng Hợp' ra sao? Và họ phải thực hiện những công việc gì trong vị trí đó? Tại những DN này, kế toán phải đảm nhận một loạt các nhiệm vụ khác nhau, từ hành chính văn phòng, các công việc không chuyên môn đến công việc của kế toán, kế toán tổng hợp và thậm chí là công việc của 'Kế Toán Trưởng'.
Không ai hiểu được khổ công việc mà họ đang làm như chúng tôi, chỉ những người trong ngành mới thấu hiểu được. Nếu họ chia sẻ với các ông chủ, họ chỉ nhận được câu trả lời rằng: Ở DN nhỏ, siêu nhỏ thì kế toán làm gì có việc để mà làm. Suy nghĩ đó đã dẫn đến sự không quan tâm đến kế toán và giao cả một “Núi” công việc để họ làm. Cuối cùng, các ông chủ sẽ nhận được kết quả thế nào?
Ở đây tôi không nói về tiền lương họ nhận được là bao nhiêu? Có xứng đáng với “Núi” công việc đó không? Vấn đề chính ở đây là công việc quá tải, ngoài khả năng kiểm soát, họ không xử lý được hoặc chưa đủ kinh nghiệm để xử lý. Điều này dẫn đến việc làm không hiệu quả, thậm chí có những việc làm chỉ là “nhắm mắt” làm cho xong. Họ có thể không muốn nhưng ông chủ đã buộc họ phải.
Cuối cùng, quy luật nhân quả sẽ xảy ra. Đây là một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Kết quả là các ông chủ nhỏ, siêu nhỏ không bao giờ ổn định được nhân sự kế toán của DN. Cuối cùng, chỗ của các ông chủ lại trở thành nơi để tập sự lần thứ 3 của các nhà kế toán trẻ.
Còn những người kế toán thì sao? Họ cũng có lợi ích không? Có chứ, bởi vì họ tự mình bươn chải, họ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm từ đó. Sau đó, họ tự tìm cách phát triển để tìm một công việc lương cao hơn hoặc ít áp lực hơn.
Thường thì sau khi kế toán cũ ra đi, họ để lại một bãi chiến trường cho DN. Khi kế toán mới vào làm, họ không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để giải quyết mớ bòng bong kia. Đối với những DN chuẩn bị quyết toán thuế mà kế toán cũ nghỉ, đó là một “trận chiến”.
Kế toán mới không đủ năng lực, kinh nghiệm để xử lý thì lại phải thuê dịch vụ kế toán. Lúc này, DN lại phải tốn thêm chi phí để làm lại hồ sơ. Có những hồ sơ đã “thành án”, dịch vụ kế toán cũng không thể giải quyết và DN phải chấp nhận tiền truy thu, tiền phạt, tiền nộp chậm.
Tại các doanh nghiệp, luôn ưu tiên kinh doanh trước. Điều này là đúng, nhưng ông chủ thường chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền mà quên mất việc giữ tiền ở đâu. Kinh doanh thấy kết quả ngay, nhưng công việc kế toán mất nhiều thời gian để hiểu rõ. Đó là lý do tại sao DN cần có kế toán ổn định.
Ngoài vấn đề thuế, kế toán quản trị nội bộ cũng quan trọng. Khi ông chủ đè nhiều việc lên vai kế toán, họ không thể kiểm soát được tất cả công việc, dẫn đến thất thoát cho DN. Do đó, DN cần nhân sự kế toán ổn định để giữ tiền cho DN.
Hãy đặt mình vào vị trí của kế toán và cảm nhận công việc của họ. Hiệu quả công việc sẽ được thấy rõ khi bạn tự mình xử lý từng công việc. Đừng để phát hiện ra mình đã hại mình khi đã quá muộn.
Tác giả: Ngô Thị Lụa