3. Xây Dựng Thời Gian Biểu và Đảm Bảo Có Danh Sách Công Việc Hàng Ngày
Nguồn Ảnh: Freepik
Trước hết, từ đầu kỳ học, tôi sẽ ghi chú lại các thời điểm quan trọng và sự kiện như lịch học, họp dự án, làm thêm, bài kiểm tra, thảo luận,... và sử dụng lịch để lên kế hoạch cụ thể cho mỗi ngày, nhằm mục đích tối ưu hóa thời gian và tránh lãng phí.
Và không thể bỏ qua việc vào buổi tối trước khi đi ngủ, tôi luôn lên danh sách các công việc cần hoàn thành cho ngày hôm sau. Đây là một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống của tôi, vì tôi cảm thấy không thể bắt đầu làm bất kỳ việc gì nếu không có danh sách công việc cần làm trước mặt. Hãy tưởng tượng bạn đang gạch từng công việc trên danh sách todo của mình, cảm giác thật phấn khích và đó chính là động lực giúp tôi hoàn thành công việc một cách chăm chỉ.
4. Tính Kỉ Luật và Tập Trung
Nguồn Ảnh: Freepik
Ban đầu, khi bắt đầu học năm nhất, khi chưa biết cách quản lý thời gian trên đại học, tôi thường bị bao phủ bởi hàng loạt công việc từ trường, câu lạc bộ, và công việc thêm. Dù làm nhiều việc như vậy, nhưng hầu hết không mang lại thành tựu đáng kể.
Sau một thời gian dài như vậy, tôi nhận ra thói quen làm nhiều việc cùng một lúc dẫn đến việc không hoàn thành một cách hiệu quả. Điều này khiến nhiều công việc vẫn dang dở vào cuối ngày.
Do đó, tôi quyết định thay đổi cách làm việc ôm đồm thành cách làm việc hiệu quả và khoa học hơn. Từ danh sách việc cần làm hàng ngày, tôi chia nhỏ công việc và đặt deadline cho từng phần. Đồng thời, tránh để việc tích tụ vào buổi tối để không gây căng thẳng vào những ngày mệt mỏi.
Trong mỗi thời gian làm việc, tôi sử dụng kỹ thuật Pomodoro hoặc Lifeat.io để tập trung hoàn toàn vào công việc và tắt các yếu tố gây mất tập trung như mạng xã hội.
5. Học Cách Từ Chối và Lựa Chọn Hợp Lý về Hoạt Động Ngoại Khóa hoặc Công Việc Làm Thêm
Nguồn ảnh: Freepik
Đối với tôi, điều quan trọng nhất là thực hiện những điều mình đam mê với trách nhiệm cao. Sự đồng ý rằng phải làm nhiều việc cùng một lúc không phải lúc nào cũng đúng.
Trong suốt thời gian học đại học, tôi tham gia học tốt, tham gia hoạt động ngoại khóa và đi làm thêm. Tuy nhiên, tôi tập trung vào những hoạt động và công việc có ý nghĩa và chất lượng.
Trong khi nhiều bạn tham gia nhiều dự án khác nhau, tôi chỉ tham gia một số ít nhưng đều giữ vai trò chủ chốt.
Với công việc thêm, tôi chỉ chọn những việc liên quan đến chuyên ngành mà tôi đang học.
Nhà tuyển dụng đánh giá chất lượng công việc hơn là số lượng. Hãy tham gia một cách có chọn lọc và biết từ chối khi cần.
Dưới đây là một số kinh nghiệm về quản lí thời gian trên đại học từ một sinh viên năm cuối như tôi, mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn.
Chúc bạn sẽ có những kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian đại học sắp tới. Peace!