“Nếu mình hướng nội, liệu có cơ hội xây dựng mạng lưới quan hệ không?”
“Mình không phải là người giao tiếp giỏi, không uống rượu và không thích đi đông người. Liệu mình có thể xây dựng mạng lưới quan hệ không?”
—-
Không có gì là ngẫu nhiên khi mình kết bạn với những người có chung sở thích và mục tiêu.
Không có gì là ngẫu nhiên khi mình có cơ hội làm việc cùng những người hướng dẫn có kinh nghiệm lâu năm.
Không có gì là ngẫu nhiên khi mình tìm được người yêu trong biển người trên thế giới.
Không có gì là ngẫu nhiên khi mình có những người em ủng hộ mình mọi lúc mọi nơi.
Không một mối quan hệ nào là kết quả của sự ngẫu nhiên.
Tất cả mạng lưới quan hệ hiện tại đều là kết quả của quá trình Cho và Nhận.
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về những hiểu lầm khi xây dựng mạng lưới quan hệ và một số giải pháp giúp bạn tự tin xây dựng mạng lưới của mình.
01. Networking không phải là việc càng nhiều càng tốt
Tôi từng là một cô gái 20 tuổi, hướng nội, không hiểu biết nhiều về cuộc sống. Tôi từng rất nhút nhát, thiếu tự tin. Tôi không biết phải tự giới thiệu mình với người khác như thế nào. Tôi không biết mình là ai và sẽ trở thành ai?
Tôi đã phạm sai lầm khi nghĩ rằng để mở rộng mối quan hệ thì tôi phải trở thành một người hướng ngoại, thích quan tâm và giao tiếp với mọi người.
Tôi quyết định thử sống cuộc đời của một người hướng ngoại: mỉm cười và trò chuyện với mọi người, cố gắng trở thành người rộng lượng, thân thiện với tất cả mọi người. Tôi đã phải kiên nhẫn để chịu đựng những mối quan hệ độc hại mà thực ra tôi nên dứt khoát từ chối.
Trải qua những sai lầm, dần dần tôi nhận ra rằng điểm quan trọng của networking không phải là có được nhiều bạn bè càng tốt. Quan trọng là chúng ta phải học cách chọn lọc những mối quan hệ chất lượng, lâu dài, từ đó dành thời gian và công sức để chăm sóc những mối quan hệ ấy.
Networking là hành trình để kết nối bản thân với những người có cùng tầm nhìn, không phải là việc ép buộc bản thân trở thành một người hoàn toàn mới.
02. Networking là gì?
Nói một cách đơn giản, networking là kỹ năng xây dựng và thiết lập mối quan hệ giữa bạn và người khác. Nhiều người nghĩ rằng networking chỉ liên quan đến công việc và phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, đối với tôi, việc xây dựng mối quan hệ còn áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, ngay cả trong những môi trường bình dị nhất. Ví dụ, mạng lưới của tôi bao gồm:
+ Trường học (thầy cô, bạn bè, các anh chị khóa trên, khóa dưới, nhân viên bảo vệ, thủ thư... tôi đều quen hết)
+ Công ty (sếp, đồng nghiệp ở các phòng ban khác nhau, nhân viên...)
+ Trong lĩnh vực Marketing (đồng nghiệp, bạn bè cùng ngành, cộng tác trong các dự án cộng đồng...)
+ Trong khu phố (các hàng xóm, tổ trưởng dân phố...)
+ Các câu lạc bộ (đọc sách, chạy bộ...)
03. Tại sao chúng ta cần networking?
+ Mở rộng mối quan hệ
Đương nhiên, lợi ích này không cần phải bàn cãi. Bạn sẽ làm quen với nhiều người mới, đồng nghiệp mới, từ đó tăng cường sự liên kết, hợp tác trong công việc, học tập và sự nghiệp... Điều này đặc biệt quan trọng khi làm việc nhóm.
+ Phát triển bản thân
Bạn sẽ học cách bắt đầu và duy trì mối quan hệ mới, xác định được mối quan hệ phù hợp với giá trị mà bạn đang theo đuổi, chọn lọc những mối quan hệ chất lượng để duy trì lâu dài...
+ Gặp được những người phù hợp với tần số của mình.
Số lượng không luôn đi đôi với chất lượng. Tôi đã phải gặp rất nhiều người chỉ để kết nối với những người quan trọng và phù hợp với mình!
+ Nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết
Điều này có thể là cơ hội, lời mời hợp tác hoặc sự giúp đỡ về cả vật chất và tinh thần…
04. Cách tôi đã mở rộng mạng lưới từ con số 0
Đây là bước quan trọng nhất và cũng là bước đầu tiên. Networking là việc liên kết với bên ngoài, nhưng trước khi bạn bắt đầu kết nối, bạn phải biết rõ bản thân mình là ai và bạn muốn mở rộng mạng lưới để đạt được điều gì?
Bạn không thể kết nối với những người xuất sắc khi chính bản thân bạn không mang lại giá trị nào. “Ngọn núi nào cao hơn, mây sẽ đến đó”. Trước khi tôi kết nối với những người xuất sắc trong ngành Marketing, tôi đã viết blog, tham gia các cộng đồng viết trong một khoảng thời gian dài, tôi đã chia sẻ mà không mong nhận lại. Mặc dù còn thiếu sót, nhưng tôi không sợ sai lầm. Tôi chỉ cần làm. Lắng nghe ý kiến của những người đi trước và tiếp tục làm. Làm cho đến khi nhận được sự chú ý và công nhận từ người đọc.
Nếu bạn giống như tôi, bắt đầu từ con số không, hãy thử một số hoạt động và sẵn lòng làm miễn phí. Đọc sách. Tập thể dục. Xây dựng thói quen tích cực. Cho đi nhiều hơn. Trong quá trình thử nghiệm đó, bạn đã trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Lưu ý, Networking không phải là yếu tố quyết định bạn là ai, nhưng nó sẽ là một yếu tố hỗ trợ cho thành công của bạn. Nếu bạn không có năng lực nhưng lại có những mối quan hệ với những người giàu có, ưu tú, đó chỉ là sự lợi dụng, nhờ cậy. Nhưng nếu bạn là người xuất sắc, bạn không cần phải theo đuổi ai vì sức hút của bạn đã đủ để thu hút người khác.
Những người xuất sắc giống như nam châm mạnh.
Những người không có giá trị giống như thanh sắt.
Nam châm có thể hút nhau và cũng có thể hút sắt.
Người có giá trị thu hút những người có cùng giá trị.
Bạn chỉ có thể mang lại giá trị khi bạn tập trung vào việc nâng cao bản thân.
Đây là bước không bắt buộc và phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Khi tạo blog, mục tiêu của tôi đơn giản chỉ là chia sẻ kinh nghiệm và truyền đạt kiến thức đến độc giả. Nhờ blog, tôi đã kết nối với những người bạn chưa từng gặp mặt, nhưng họ đã nhận được giá trị từ những gì tôi viết. Nhờ thương hiệu cá nhân, tôi được biết đến nhiều hơn, nhận được lời mời hợp tác từ các nhà xuất bản, cơ hội tốt trong công việc.
Tôi tin rằng yếu tố chính để xây dựng một mối quan hệ thành công là khả năng giao tiếp, trò chuyện giữa hai người.
Chúng ta có thể bắt đầu xây dựng mạng lưới bằng những điều đơn giản nhất trong cuộc sống. Đó có thể là một lời chào, một nụ cười với bạn bè, đồng nghiệp xung quanh, hoặc một lời nói vui vẻ của bạn có thể mang lại niềm vui cho một ai đó suốt cả ngày.
Khả năng giao tiếp có thể được rèn luyện theo thời gian. Nhiều người hỏi tôi: “Tại sao bạn có thể thuyết trình, đàm phán tự tin như vậy?”, “Tại sao bạn có thể kể chuyện tự nhiên như vậy?”. Tôi sẽ viết chi tiết hơn về chủ đề giao tiếp này trong bài chia sẻ tiếp theo.
Khi tham gia các workshop, sự kiện, bạn sẽ gặp gỡ những người có nhiều điểm chung với bạn. Ví dụ, tôi thích đọc sách, nên hàng tuần tôi tham dự các sự kiện offline, online của câu lạc bộ sách tôi tham gia. Hơn nữa, tôi muốn học hỏi về marketing, nên tôi tham dự các workshop để hiểu thêm về ngành nghề, kỹ năng mà một Marketer giỏi cần có,... thậm chí tôi còn tự tổ chức các sự kiện cho nhóm cộng đồng mà tôi đang xây dựng.
Tôi vẫn giữ thói quen vào cuối tuần, đó là luôn dành thời gian để đi cafe với mọi người. Đôi khi chỉ là gặp một người bạn, một người em biết mình trên mạng, đôi khi là các anh chị. Tôi không phải là người quá quảng giao nhưng tôi luôn biết cách cân bằng các mối quan hệ xung quanh để giữ kết nối với những người xứng đáng.
Tạm kết:
Ở tuổi 20, tôi bắt đầu với một vài con số không. Không kinh nghiệm, không mối quan hệ, không tài chính... Nhưng tôi không tự ti. Tôi sẵn lòng bắt đầu từ con số không. Từ từ và chậm rãi.
Hãy nhớ:
“Mối quan hệ là một loại tài sản đặc biệt mà bạn không thể định giá được.”
Chúng ta không thể duy trì một mối quan hệ đẹp chỉ trong một ngày hoặc hai ngày, gặp gỡ một người anh, người chị mentor có tâm, hoặc hội ngộ với một người tri kỉ... Mối quan hệ giống như một cái cây, cần được chăm sóc, tưới tắm hàng ngày, mới có thể phát triển mạnh mẽ.
Đôi khi, điều bạn nhận được từ một mối quan hệ chân thành chỉ là sự chia sẻ, một cái ôm, một cái nắm tay, hoặc một lời động viên khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Đó có thể là sự lắng nghe, thấu hiểu và quan tâm, những điều không thể diễn tả bằng lời.
Tôi luôn mở lòng đón nhận tất cả các mối quan hệ đã có và sẽ có, nhưng tôi sẽ lọc bỏ chúng qua thời gian.
Nếu bạn chưa có một mối quan hệ chất lượng nào, đừng lo lắng, hãy bắt đầu từ hôm nay, bắt đầu từ bản thân bạn.
Bạn không thể biết ai phù hợp với bạn cho đến khi bạn gặp gỡ, trò chuyện và đánh giá.
Thử và sai.
Thử và sai.
Tác giả: Lily Trương