Mình từng tự hỏi rằng sau mỗi bài học, mình luôn chăm chỉ, làm bài tập nhiều, nhưng tại sao sau một thời gian, kiến thức của bài trước lại biến mất? Mình nhận ra rằng việc chỉ làm bài tập và lắng nghe giáo viên không đủ, mà việc hệ thống hóa kiến thức, kết nối các bài học với nhau theo một cách logic mới là chìa khóa giúp mình nhớ bài lâu dài, chính xác, không lộn xộn.
Dưới đây là một số cách mình sử dụng để hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học!
1. Phân loại
Để xử lý kiến thức lộn xộn, hãy tổ chức và phân loại chúng thành các phần lớn. Điều này rất quan trọng vì nó giúp bạn hiểu rõ về kiến thức bạn đang học. Hãy chia nhỏ các phần trong bài thành các mục như: định nghĩa, ý nghĩa, công thức,...
2. Đọc và Tóm tắt
Để nhớ lâu hơn, hãy đọc lại những điểm chính và ghi chú kỹ lưỡng. Đừng quên gạch chân hoặc làm nổi bật những từ khóa. Sau mỗi phần đọc, tự đặt ra câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Điều này cũng giúp phát hiện và bổ sung kiến thức còn thiếu sót.
3. Ghi chú
Ghi chú là bước quan trọng giúp bạn nhớ lâu hơn. Hãy sáng tạo trong cách ghi chép với các phương pháp như:
Sơ đồ tư duy
Bản đồ khái niệm
Sử dụng hình ảnh minh họa
Dùng màu sắc sặc sỡ