Thời điểm này ai cũng có thể viết Thư Xin Việc (CL) - Tài liệu ứng tuyển - nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra không phải vậy…
Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng, Thư Xin Việc có thể mang lại nhiều lợi ích trong quá trình tìm kiếm việc làm. Hãy cân nhắc một số gợi ý sau:
Trước khi ứng tuyển, hãy nghiên cứu kỹ về công việc thông qua việc liên hệ với các nhân sự tại công ty đó. Người đăng tuyển thường là nhân sự, vì vậy hãy kết nối và hỏi một câu duy nhất: Mình có thể giải quyết VẤN ĐỀ gì cho công ty/team? (Lưu ý rằng đây là nội dung của câu hỏi, cách hỏi cụ thể phụ thuộc vào văn phong và khả năng giao tiếp của bạn).
Sau khi nghe về vấn đề, hỏi thêm về những khó khăn/thử thách cụ thể họ đang gặp phải và nguồn gốc của chúng. Từ đó, bạn có thể đánh giá xem mình có khả năng giải quyết hay không. Nếu có, thì điều gì khiến bạn tin rằng mình có thể? (Hãy suy ngẫm kỹ lưỡng và không bỏ sót: Kiến thức chuyên môn của bạn; Kinh nghiệm làm việc của bạn; Kỹ năng mà bạn đã thực hành; Hãy tránh những tuyên bố kiểu tôi là người chăm chỉ, học hỏi nhanh, dễ thích nghi - Nhà tuyển dụng chỉ xem như là quảng cáo tự biên của bạn vì ai cũng có thể nói như vậy về bản thân mình, họ chỉ đánh giá khi bạn tham gia phỏng vấn, tự miêu tả trên CV/Thư xin việc ít có tác dụng).
Khi hiểu rõ vấn đề của công ty và điều gì trong bản thân mình mà bạn nghĩ có thể giải quyết được công việc đó, hãy viết nó vào trong Thư xin việc.
Hãy tóm tắt một cách súc tích cho nhà tuyển dụng biết bạn hiểu công việc như thế nào và tại sao bạn phù hợp. Bạn cũng có thể giải thích thêm nếu CV của bạn đáp ứng một trong những trường hợp sau:
Thường xuyên thay đổi công việc (~ 1 năm/một công ty)
Có khoảng thời gian rỗng
Chưa đạt đủ kinh nghiệm/tuổi nghề
Bạn cũng có thể nói rõ hơn lý do bạn muốn chuyển sang ngành/lĩnh vực khác. (ví dụ: bạn làm Marketing cho trò chơi điện tử nhưng muốn chuyển sang lĩnh vực Giáo dục).
Nguồn ảnh: istockphoto
Hãy tự chủ động liên kết/kết nối, đặt câu hỏi, suy ngẫm và tìm kiếm câu trả lời/thảo luận sâu hơn trong thư xin việc của bạn.
Hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi nghe các lời khuyên như: Hãy tự tin khi ứng tuyển; Hãy chứng minh khả năng của bạn; Hãy thể hiện bản thân,… Việc nói/viết ra thì dễ, nhưng việc thực hiện thì khó khăn.