Một thuật ngữ được nhắc đến ngày càng nhiều trong lĩnh vực Marketing. Đây cũng là ngành thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên có ý định trở thành Marketer.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều gặp khó khăn khi mới bắt đầu học Copywriting.
Học Copywriting ở đâu?
Cách học như thế nào?
Đi đâu để tìm tài liệu học?
...
Đây chắc chắn là những câu hỏi chung mà bất kỳ Copywriter nào cũng phải đối mặt khi mới bắt đầu. Vì vậy, bài viết này sẽ giới thiệu về lộ trình học Copywriting miễn phí cho người mới bắt đầu.
Cách học đầu tiên, cũng là phương pháp dễ nhất. Đó chính là học trên Internet.
Copywriting thực sự là một lĩnh vực khá mơ hồ tại Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Không có quá nhiều tài liệu, nguồn học miễn phí bằng tiếng Việt cho chúng ta tham khảo. Đây cũng là rắc rối lớn nhất mà mình đã gặp phải khi bắt đầu.
Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu, mình đã tìm ra một nguồn tài liệu vừa chất lượng vừa miễn phí về Copywriting. Đúng vậy, đó chính là Chị Google và Anh Youtube (hai người bạn thân nhất mà mình lỡ quên). Dưới đây là danh sách các kênh Youtube và Blog mình thường xem.
Youtube: Alex Cattoni, Dan Lok
Blog: Copyblogger, Copyhackers, Copywriting Course,...
Các kênh Youtube và Blog trên sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản nhất về Copywriting. Không chỉ thế, chúng còn giúp bạn xác định hướng đi trong lĩnh vực bạn muốn theo đuổi với tư cách là một Copywriter.
Đây thực sự là một điểm bắt đầu tuyệt vời cho những ai mới bắt đầu học Copywriting. Cá nhân mình cũng chọn nguồn học miễn phí này ngay từ khi bắt đầu học Copywriting.
Sau khi bạn đã tìm hiểu và hiểu sơ lược về Copywriting là gì? Các hình thức Copywriting phổ biến. Thì đó chính là thời điểm bạn nên chọn ngách bạn muốn theo đuổi và tập trung vào đó.
Vậy ngách là gì?
Đơn giản là hình thức Copywriting bạn muốn theo đuổi như Copywriting bán hàng hay Copywriting sáng tạo. Nếu bạn chọn Copywriting bán hàng, bạn cũng có thể chọn các ngách nhỏ như Email bán hàng, Trang đích hay Quảng cáo Facebook,... Điều quan trọng bạn cần nhớ khi chọn ngách là ngách đó phải phù hợp với bạn.
Ngoài ra, đừng cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc. Bởi vì bạn sẽ không thể trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực cùng một lúc. Lời khuyên là hãy tìm hiểu về một ngách nhỏ trước (như Email bán hàng hoặc Trang đích).
P/s: Bạn có thể tìm hiểu về các ngách qua các kênh Youtube và Blog đã được giới thiệu ở trên.
Đây là phương pháp học mà không Copywriter nào không biết.
Đọc Email của các Copywriter nổi tiếng đã trở thành thói quen khó bỏ của những người theo đuổi ngành Copywriting. Đặc biệt là trong ngách Sales Email. Việc đọc email giúp bạn hiểu được cấu trúc của một bài Email Copywriting, cách trình bày, phong cách Copywriting, cũng như nạp thêm từ vựng mới giúp thu hút độc giả hơn.
Bạn có thể tham khảo và quyết định đăng ký các danh sách sau:
Daniel Throssell
Alex Cattoni
Dan Lok
Kyle Milligan
Minh xin chào
Cá nhân mình cũng đang đọc Email từ các danh sách trên mỗi ngày và mình thấy thói quen này cực kỳ hiệu quả.
4. Sách
Sách không phải là tài liệu miễn phí. Tuy nhiên, giá của sách khá rẻ, nhưng kiến thức trong sách lại rất giá trị, vì vậy mình muốn giới thiệu cho bạn trong bài viết này.
Có rất nhiều sách về Copywriting, nhưng nếu bạn mới bắt đầu... Mình nghĩ bạn nên đọc quyển sách Content bạc tỷ. Quyển sách này nói về 4 bước để viết một bài viết quảng cáo, do Diệp Tiểu Ngư - một Copywriter người Trung Quốc viết. Quyển sách được chia thành từng phần nhỏ và có ví dụ minh họa, rất dễ đọc và hiểu, ngay cả đối với người mới bắt đầu. Sau khi đọc quyển sách này, chắc chắn bạn sẽ không gặp khó khăn với cấu trúc Copywriting sau này nữa.
Khi mình mới bắt đầu học Copywriting, quyển sách này thực sự là quyển sách mà mình không thể thiếu, nó đã giúp mình rất nhiều.
Đây là 4 nguồn tài liệu mà bạn có thể bắt đầu với những bước đi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện theo một trình tự cụ thể:
Xem Youtube, Blog -> Chọn Ngách -> Đọc Sách -> Đăng Ký Danh Sách Email
Mình sẽ giải thích tại sao lại có lộ trình trên:
Đầu tiên, xem Youtube và Blog để hiểu những điều cơ bản về Copywriting, hiểu rõ hơn về các hình thức của Copywriting.
Thứ hai, sau khi hiểu về các hình thức, đến bước chọn Ngách. Ở bước này, bạn cần xem xét tính cách, phong cách viết của mình để chọn Ngách phù hợp.
Thứ ba, đọc sách để hiểu cấu trúc của một bài Copywriting như thế nào? Bao nhiêu phần? Cách viết từng phần.
Cuối cùng là đăng ký danh sách email. Sau khi hiểu rõ cấu trúc, bạn sẽ đọc các bài Copywriting và phân tích chúng, xem các Copywriter đi trước đã viết như thế nào? Sử dụng từ ngữ và phong cách viết ra sao.
6. Kết Luận
Dù lộ trình học như thế nào, nó chỉ có tác dụng khi bạn thật sự cố gắng. Bạn sẽ không thể giỏi một thứ gì nếu bạn mãi dửng dưng, học một ngày nghỉ một ngày, không có kế hoạch học cụ thể.
Lời khuyên của mình là bạn nên lập kế hoạch cụ thể. Xác định bao nhiêu thời gian bạn sẽ dành cho nó, và phân bổ thời gian một cách hợp lý. Tất nhiên, bạn phải thực hiện theo kế hoạch đó.
Đó là toàn bộ lộ trình học Copywriting của mình khi mới bắt đầu. Chắc chắn bạn cũng có những kinh nghiệm học Copywriting khác. Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn nhé.