Trong một buổi hội thảo về viết mà tôi tham gia vài ngày trước, tôi nhận thấy một vấn đề mà người mới thường gặp phải, đó là không biết cách diễn đạt một cách sắc nét và trọn vẹn những suy nghĩ của mình.
Bản thân tôi cũng từng gặp vấn đề này rất nhiều. Có những khi ý nghĩ trong đầu rất trừu tượng, nhưng khi diễn đạt ra ngoài thì bập bẹ và lủng củng. Cảm giác lúc đấy là bất lực và bế tắc.
Từ kinh nghiệm của mình, giải pháp duy nhất để vượt qua vấn đề này, là dành thời gian để đọc và viết nhiều hơn. Cụ thể hơn, hãy xem nó như cơ hội để rèn luyện và mài giũa năng lực tư duy bằng ngôn ngữ, tập trung vào hai yếu tố quan trọng là vốn từ và tốc độ.
1, Vốn từ
Một vốn từ phong phú sẽ mở ra nhiều cánh cửa cho người viết, giúp họ có thêm sự linh hoạt trong biểu đạt. Ngược lại, vốn từ hẹp hòi sẽ giới hạn sự sáng tạo của tư duy. Đây giống như việc chơi xếp hình: ít mảnh ghép thì chỉ có thể lắp ráp thành ít hình thức, còn nhiều mảnh ghép thì tạo ra những kiệt tác phức tạp, đa dạng và linh hoạt hơn.
Để phát triển vốn từ, quan trọng nhất là phải đọc nhiều, quan sát cách sử dụng từ ngữ của người khác và học hỏi từ đó. Đôi khi, việc tra từ điển cũng là cần thiết vì có những từ mình đã biết nhưng hiểu sai hoặc chưa đủ sâu. Trong một workshop, tôi khuyên mọi người nên học thêm một ngôn ngữ mới (như tiếng Anh) để hiểu sâu hơn về đặc trưng và hạn chế của tiếng Việt.
Tốc độ xử lý ngôn ngữ
Nguồn ảnh: Google
Sau khi đã có vốn từ, tốc độ xử lý ngôn ngữ cũng rất quan trọng. Khi viết, mình không thể dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về từ ngữ và câu cú phù hợp vì cần sự liền mạch và chảy trôi của tư duy.
Để giải quyết vấn đề này, việc viết nhiều là rất cần thiết. Ngôn từ chỉ trở thành của mình khi được sử dụng thường xuyên và chủ động. Một cách khác là luyện nói, đặc biệt là về những chủ đề khó. Khi phải truyền đạt ý tưởng, sẽ có áp lực giúp mình xử lý thông tin nhanh hơn và tìm ra cách diễn đạt rành mạch hơn.
Nhờ việc đọc và viết đều đặn trong mấy năm qua mà khả năng sử dụng ngôn từ của tôi đã được cải thiện đáng kể. Điều này không chỉ áp dụng trong việc viết lách mà còn trong giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ, cách đây không lâu, tôi nhận được lời khen về khả năng nói chuyện trôi chảy của mình. Điều này khiến tôi rất vui vì chỉ vài năm trước, sau khi trở về từ nước ngoài, vì lâu không sử dụng tiếng Việt nên khi bắt đầu đi làm, tôi nói rất lẫn quẫn! Nhưng chỉ cần luyện tập một thời gian ngắn, tôi đã cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt.
Hãy đọc và viết tiếp thôi!