Không chỉ ở Việt Nam, mà ở các nước phương Tây cũng có những trường hợp sinh viên sau khi đậu và học một thời gian mới nhận ra họ đã chọn sai ngành. Vấn đề quan trọng là phụ huynh có thể làm gì để giúp con cái tăng cơ hội lựa chọn đúng ngành nghề cũng như có sự kiên định để chọn lại khi nhận ra sự không phù hợp của lựa chọn trước đó.
Tôi nhận ra điều này khi tham gia làm tình nguyện viên cho ngày hội tuyển sinh cho học sinh tiềm năng (Applicant day) tại một trường Đại học ở Anh. Công việc này có cùng một lịch trình hàng ngày. Buổi chiều có phần giới thiệu các khoa và tiếp sinh viên tiềm năng, bao gồm cả phần chia sẻ của sinh viên đang theo học. Trong số 5,6 bạn sinh viên đó, có đến một nửa đã chọn nghỉ ít nhất 1 năm sau khi tốt nghiệp A-level hoặc IB trước khi bắt đầu Đại học. Lý do chung đều là: I was not sure what i wanted to do in my life at that time - 'Lúc đó tôi không biết mình muốn làm gì tiếp theo'. Bối rối với việc lựa chọn ngành, nghề nên họ quyết định dừng lại để làm một số công việc nhỏ và suy nghĩ xem mình thực sự muốn làm gì. Cả 3 người đã chọn nghỉ này đều tỏ ra chín chắn hơn và có hứng thú với việc làm giáo viên. Vì vậy, việc cho con một năm để suy nghĩ chọn ngành nghề thay vì chọn theo dấu chân của người khác cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Nguồn ảnh: pinterest
Một sinh viên ngành Giáo dục Thể chất nói với tôi rằng: đầu năm vào lớp, số lượng sinh viên là 60, sau một học kỳ chỉ còn lại 45. Tỷ lệ bỏ học là 25%, một con số khá lớn. Tôi nghĩ rằng các ngành khác có thể có tỷ lệ bỏ học ít hơn. Điều này cho thấy sự dũng cảm của việc từ bỏ khi nhận ra sự không phù hợp với ngành nghề của họ. Mặc dù việc hướng nghiệp và chọn trường được thực hiện khá kỹ ở Anh, việc 'đánh mất ước mơ' của học sinh vẫn không tránh khỏi.
Trong chương trình học lớp 10 ở Anh, học sinh phải thực tập 10 ngày tại một nơi mà họ chọn.
VD: làm việc tại nhà hàng, khách sạn, trường học, xưởng cơ khí, nhà máy...Việc xin vào làm cũng khá khó khăn nếu không có quen biết. Chị bạn Malaysia của tôi phải đấu tranh khá lâu mới xin được cho con làm 1 tuần tại tiệm sửa xe vì cậu bé yêu thích kỹ thuật, sửa chữa. Tuy nhiên, chỉ 1 tuần không đủ theo yêu cầu của trường. Cuối cùng, tôi giới thiệu bạn vào làm tại một trung tâm giáo dục làm Bảo Trì Cơ Sở Vật Chất, tương tự như bảo trì, sửa chữa đồ đạc. Dù có thể 10 ngày tụi nhỏ không làm gì nhiều nhưng ít nhất cũng có cơ hội quan sát những điều khác biệt trong môi trường làm việc. Tôi tin rằng việc học tập và trải nghiệm nghề nghiệp này là một ý tưởng rất hay cho chuyện hướng nghiệp.
Nguồn ảnh: pinterest
Ở môi trường Việt Nam, trong khi nhà trường chưa thực hiện được, cha mẹ nên hỗ trợ con thực hiện điều này. Mùa hè lớp 10,11, cha mẹ hãy cố gắng xin cho con vào làm việc tại một nơi nào đó khoảng 10 ngày. Dù sao cũng sẽ mở mang kiến thức cho con về đủ mọi thứ trong cuộc sống. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên cảnh báo con về những điều 'ma mãnh' mà người lớn Việt Nam thường gặp trong nhiều lĩnh vực công việc. Cảnh báo để con có thể hiểu rõ hơn về những khía cạnh tối của cuộc sống, nhưng vẫn giữ cho con tự chủ trong việc đối mặt với chúng.
Tiến Sĩ Giáo Dục Nguyễn Thị Thu Huyền.