Gần đây, tôi tham dự cuộc phỏng vấn cho vị trí thực tập tại một công ty khởi nghiệp chuyên về việc xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Tôi đã ngạc nhiên khi được cung cấp một cuốn sách giới thiệu về môi trường làm việc trong công ty. Viết tắt CZ là 'Nhà Sáng Tạo Thế Hệ Z'. Cuốn sách được thiết kế tinh tế, chăm chút, nhưng lại có quá nhiều hình ảnh về phi hành gia mà tôi cảm thấy không phù hợp. Tôi từng nghĩ rằng văn hóa dệt may của Việt Nam rất truyền thống và không phù hợp với việc xây dựng hình ảnh của phi hành gia hiện đại.
Tôi đã hiểu rõ hơn về những giá trị cốt lõi như trách nhiệm, sự sáng tạo, kỷ luật và trung thực.
Những giá trị cốt lõi này được tạo ra từ sự đóng góp của mỗi thành viên trong phòng ban. Cuốn sách cũng giới thiệu một số quy định trong văn phòng như:
Nhân viên mặc đồ trắng vào ngày thứ Hai đi làm.
Nhân viên mặc đồ đen vào ngày thứ Sáu đi làm.
Ở đầu tuần và cuối tuần, sẽ có một giờ sinh hoạt để nhân viên chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng với đồng nghiệp.
Nếu chậm hạn 1-10 lần, sẽ bị phạt một khoản tiền.
Nếu chậm hạn 10-20 lần, sẽ bị phạt gấp đôi số tiền đó.
Cá nhân tôi hiếm khi chậm hạn. Đứng ở vị trí nhà quản trị, tôi cho rằng chúng ta nên dành thời gian để tìm hiểu, quan sát và lắng nghe để biết được nhân sự đang gặp khó khăn ở điểm nào và cần hỗ trợ như thế nào, thay vì tức giận và áp đặt quy định ngay lập tức.
Là một thành viên của thế hệ Z, tôi thừa nhận rằng đôi khi tôi không quản lý được cảm xúc của mình, nhưng tôi luôn cố gắng, mong muốn có khả năng quản lý cảm xúc cá nhân tốt hơn để không ảnh hưởng đến người xung quanh. Tôi hiểu rằng mọi người đều mong muốn thấy phiên bản tốt nhất của bản thân mình. Trong cuộc sống, tôi đã gặp nhiều người có trải nghiệm đa dạng, có người vượt qua được những khó khăn, nhưng cũng có người không thể vượt qua, che giấu vấn đề đó, không dám thừa nhận, và điều này khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
Khi được hỏi về môi trường làm việc lý tưởng, tôi không ngần ngại nói rằng tôi muốn gặp sếp và đồng nghiệp vui vẻ, không căng thẳng. Bởi vì con người là sinh vật xã hội, nên khi gặp phải những người hay cáu kỉnh, không quản lý được cảm xúc, và mang vấn đề cá nhân vào công việc, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tôi.
Tôi luôn biết mình đang ở đâu và sống như thế nào. Vì vậy, trong quá trình thương lượng về lương và các khoản phụ cấp, tôi sẵn lòng chia sẻ với doanh nghiệp rằng tôi muốn học hỏi nhiều hơn. Khi tôi đủ kinh nghiệm và giá trị, tôi mới xứng đáng nhận lương.
Bên cạnh đó, còn một số câu hỏi khác như:
Tự giới thiệu bản thân
Điểm mạnh và điểm yếu của tôi
Điểm mạnh nào của tôi phù hợp với lĩnh vực marketing
Lý do tôi chọn lĩnh vực content marketing
Trải nghiệm của tôi trong lĩnh vực content
Khóa học hoặc kinh nghiệm liên quan đến content marketing của tôi
Tôi mất bao lâu để thích nghi với môi trường làm việc
Tôi có thể bắt đầu làm việc vào ngày nào trong tuần và khi nào có thể bắt đầu
Nguồn ảnh: pinterest
Một lần phỏng vấn khác của tôi. Tôi đăng ký vị trí thực tập Marketing tại một trung tâm X ở Đà Nẵng. Sau khi nộp hồ sơ và vượt qua vòng 2 phỏng vấn, tôi được hỏi về mục tiêu và kinh nghiệm thực tập của mình, cũng như kế hoạch tương lai của bản thân. Sau đó, tôi được mời tham gia bài kiểm tra văn hóa doanh nghiệp.
Ấn tượng đầu tiên khi bước vào văn phòng là mọi người đều căng thẳng. Tôi thường tự an ủi bản thân bằng cách cười và nghĩ rằng nụ cười không tốn tiền mua. Tại sao chúng ta lại ngần ngại trao đi một nụ cười khi công việc đang căng thẳng?
Đây là công ty duy nhất mà tôi từng tham gia có bài kiểm tra văn hóa doanh nghiệp. Trong các câu hỏi đầu tiên, họ thường đề cập đến việc tự giới thiệu, mục tiêu thực tập và kế hoạch tương lai. Họ cũng hỏi về kiến thức của tôi về doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp.
Nguồn ảnh: pinterest
Nhận xét và đóng góp của tôi về văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là sự tận tâm, nhận trách nhiệm và thực hiện những gì nói. Chủ động trong công việc, yêu thương và hỗ trợ đồng đội, suy nghĩ tích cực, ham học hỏi và trung thực.
Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp này là mỗi sáng, nhân viên đều cam kết đọc văn hóa doanh nghiệp này. Tôi cam kết sẽ tận tâm với khách hàng, đồng nghiệp và mọi người.
Trong các câu tiếp theo, họ tập trung vào các tình huống cụ thể.
Tình huống 1: Nếu bạn được đào tạo trong khoảng 2-5 năm mà vẫn giữ nguyên mức lương và phải cam kết làm việc trong 5-7 năm, bạn sẽ đồng ý không?
Tình huống 2: Nếu một đồng nghiệp của bạn tiết lộ thông tin doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh mà chỉ bạn biết. Đồng nghiệp gặp khó khăn và xin bạn không báo cấp trên, bạn sẽ làm gì?
Đây là những chia sẻ cá nhân của tôi, mong bạn tham khảo và chuẩn bị tốt nhất khi bước vào thị trường lao động.