Trong IELTS, người học đã từng ít nhất một lần hoặc vô số lần dùng cấu trúc so sánh hơn kém không những trong bài thi Writing mà còn bài thi Speaking của mình. Dù dùng nhiều là vậy, nhưng một bộ phận không nhỏ những học viên đã mắc phải các lỗi diễn đạt khá cũng như ngữ pháp khá căn bản về cấu trúc so sánh này từ đó dẫn đến tiêu chí chấm điểm ngữ pháp (Grammar Accuracy) của mình chưa được cao do các lỗi xuất hiện với tần suất khá dày đặc. Trong bài viết sau đây, tác giả sẽ nêu ra những vấn đề đó và một số bài tập nhỏ và cơ bản được tác giả thiết kế để giúp người đọc có thể cải thiện và hiểu rõ hơn về những cấu trúc này cũng như tự sửa lỗi cho mình trong bài thi thật để từ đó có thể phần nào giúp điểm được cải thiện hơn.
Key takeaways:
Công thức của “So sánh hơn (Comparative)” :
Với tính từ 1 âm tiết: Subject + to-be + adjective-er + than + Object;
Với tính từ 2 âm tiết trở lên: Subject + to-be + more/less + adjective + than + Object;
Và với tính từ 2 âm tiết nhưng kết thúc bằng -y: Subject + to-be + adjective-ier + than + Object.
Công thức của “So sánh nhất (Superlative)” :
Với tính từ 1 âm tiết: Subject + to-be + adjective-est + Object;
Với tính từ 2 âm tiết trở lên: Subject + to-be + the most + adjective + Object;
Và với tính từ 2 âm tiết nhưng kết thúc bằng đuôi -y: Subject + to-be + the + adjective-iest + Object.
Công thức của so sánh hơn và nhất với các tính từ bất quy tắc: tương tự như công thức của các tính từ 1 âm tiết nhưng tính từ phải thay đổi theo như quy tắc ví dụ như: good – better – the best.
Cách khắc phục lỗi về so sánh:
Lưu ý về số âm tiết của tính từ để áp dụng cho đúng các câu thức tương ứng.
Người đọc cần ghi nhớ số lần hoặc con số luôn nằm trước “more than” khi so sánh 2 đối tượng: A + to-be + N times / X + more than + B với X là con số và N là số lần.
Đầu tiên, để nói về các cấu trúc dùng để so sánh, một trong những cấu trúc người đọc dùng nhiều nhất và thường xuyên nhất chính là: “So sánh hơn (Comparative)” và “So sánh nhất (superlative)” mà tác giả sẽ nêu cụ thể hơn trong phần chi tiết. Vấn đề là tuy dùng nhiều mà người đọc lại chưa có sự kiểm soát tốt từ đó dẫn đến việc liên tục mắc phải những lỗi ngữ pháp mà bản thân không nhận ra. Sau đây tác giả sẽ giới thiệu lại sơ lược về các loại so sánh, công thức, quy tắc của chúng và những lỗi sai người đọc thường hay gặp phải trong quá trình luyện thi của mình, cụ thể hơn là trong kỹ năng Writing và Speaking nói chung và Writing task 1 nói riêng.
Công thức cho “So sánh hơn (Comparative)”
Tính từ - Er
Trước hết khi nói về comparative, có lẽ người đọc vẫn còn nhớ được cấu trúc vì đã đây là công thức đã được học từ tận cấp 2 và đã gặp lại khá nhiều lần trong quá trình học tiếng Anh của mình. Chi tiết hơn, khi muốn so sánh các sự vật hoặc hiện tượng, người sử dụng tiếng Anh thường hay dùng cấu trúc này:
Công thức: Subject + to-be + adjective-er + than + Object.
Ví dụ: Asus laptops (subject) are (to-be) cheaper (adjective-er) than Apple’s (object). – Laptop của Asus rẻ hơn của Apple.
Đa số các lỗi người học thường mắc phải ở phần này chính là do không nắm được quy tắc về các tính từ sẽ biến đổi ra sao. Cụ thể hơn, theo như quy tắc, tính từ với 1 âm tiết (single syllable) thì sẽ thêm -er để dùng để so sánh. Như ví dụ trên, người đọc có thể thấy tính từ cheap - 1 âm tiết /tʃiːp/ được thêm er để thể hiện tính so sánh hơn => cheap-er thành cheaper. Lỗi về phần này chủ yếu là do người học chưa thuộc và chưa nhớ được các động từ bất quy tắc mà tác giả sẽ trình bày ở phần khác. Ví dụ như từ sau: good là động từ bất quy tắc thay vì phải thay đổi dạng từ thì người học thêm -er vào đây thành gooder sẽ là sai.
Thêm + tính từ
Về quy tắc trên thì người đọc có thể nắm khá rõ, nhưng đối với quy tắc thứ hai mà tác giả chuẩn bị nói đến thì người đọc dường như hay quên quy tắc từ đó dẫn đến những lỗi ngữ pháp trong bài văn của mình. Đối với trường hợp so sánh hơn người dùng sẽ dùng “More” và so sánh kém hơn sẽ dùng “Less” theo công thức sau:
Công thức: Subject + to-be + more/less + adjective + than + Object.
Ví dụ: Macbooks (subject) are (to-be) more convenient (adjective) than other brands’ laptops (object). – Macbooks tiện dụng hơn so với các laptop của các hãng khác.
Ví dụ 2: Using smartphones to work is less effective than using laptops. – Sử dụng điện thoại thông minh để làm việc sẽ kém hiệu quả hơn so với dùng máy tính xách tay.
Trường hợp lỗi thứ nhất người đọc thường mắc phải đối với những tính từ hơn hai âm tiết chính là việc thêm -er cho những từ này. Lỗi này thường do người học không phân biệt rõ được âm tiết là gì và hay nhầm lẫn rằng những từ dài mới thêm more, còn từ ngắn sẽ thêm -er. Ví dụ điển hình cho vấn đề này là: từ Quiet. Từ này nhiều người đọc thường hay cho rằng nó là một âm tiết nên thường hay thêm -er vào cuối như câu sau:
The room will be quieter when the air-conditioner is off. (Sai) – Căn phòng sẽ trở nên yên lặng hơn khi điều hoà được tắt.
Vì từ “Quiet” được cấu thành từ 2 âm tiết /ˈkwaɪ.ət/ với âm tiết thứ nhất là /kwai/ và âm tiết thứ 2 là /ət/. Cho nên cách dùng đúng sẽ phải thêm more theo như quy tắc của so sánh hơn.
The room will be more quiet when the air-conditioner is off. (Đúng) – Căn phòng sẽ trở nên yên lặng hơn khi điều hoà được tắt.
Đôi khi người đọc sẽ gặp trường hợp “Quieter” khá là nhiều. Âu là do thói quen sử dụng sai với tần suất dày đặc nên dần dà người nói lại quen với “Quieter” hơn thay vì “More Quiet”. Tóm lại người đọc đừng băn khoăn và bị rối bởi 2 trường hợp trên, mà chỉ cần áp dụng đúng công thức: từ 2 âm tiết trở lên thì thêm MORE.
Tình huống các từ có 2 âm tiết nhưng kết thúc bằng hậu tố “-y”
Đây cũng là một lỗi mà người đọc hay nhầm lẫn và mắc phải do quên mất quy tắc này của so sánh hơn. Quy tắc ấy chính là dù có là tính từ 2 âm tiết, nhưng nếu kết thúc bằng đuôi -y thì sẽ không thể áp dụng theo công thức của phần ngay trên được. Mà công thức ở phần này sẽ tương tự như trường hợp a. với một sự khác biệt nhỏ:
Công thức: Subject + to-be + adjective-ier + than + Object.
Ví dụ: It (subject) is (to-be) easier (adjective-ier) to complete the IELTS Listening Test than the Reading one. – Hoàn thành bài thi Nghe của IELTS sẽ dễ hơn bài thi Đọc.
Vậy người đọc cần nhớ quy tắc đơn giản là nếu từ có 2 âm tiết và kết thúc bằng -y thì chỉ cần thêm -ier để chuyển thành so sánh hơn. Dưới đây là một số ví dụ của các tính từ 2 âm tiết kết thúc bằng đuôi -y:
Tính từ kết thúc với -y | Tính từ sau khi chuyển thành -ier |
Easy – dễ | Easier – dễ hơn |
Happy – hạnh phúc | Happier – hạnh phúc hơn |
Funny – hài hước | Funnier – hài hước hơn |
Smelly – nặng mùi, hôi hám | Smellier – nặng mùi hơn, hôi hám hơn |
…. | …. |
Sai lầm phổ biến của học viên khi sử dụng phương pháp so sánh
Trong quá trình thực hành Writing cả Task 1 lẫn Task 2 và Speaking, người học thường hay mắc phải lỗi sai vị trí của từ loại trong cấu trúc so sánh. Cụ thể hơn thì người đọc hay đặt nhầm vị trí của số lần trong câu. Nguyên do của sự vụ này âu cũng là do sự ảnh hưởng của tiếng Việt. Chi tiết hơn về vấn đề này, cấu trúc so sánh trong tiếng Việt sẽ là A nhiều hơn B bao nhiêu lần hoặc nhiều hơn với một con số cụ thể là bao nhiêu. Ví dụ:
An cao hơn Bình 10 cm.
Hà cao gấp đôi / gấp 2 lần so với em gái của mình.
Tuy nhiên, trong tiếng Anh người đọc không thể dùng cách tương tự để so sánh được. Tác giả sẽ liệt kê ra 2 lỗi sai cùng với ví dụ ngay sau để người đọc hiểu rõ hơn về trường hợp này và nếu vô tình người đọc cũng mắc phải những lỗi này thì có thể khắc phục.
Giả sử tác giả có một câu như sau: X nhiều hơn Y 2 lần.
Lỗi sai thứ nhất do dịch sát nghĩa từ Tiếng Việt như tác giả đã đề cập: X is more than Y two times.
Lỗi thứ hai do chưa nắm được cấu trúc ngữ pháp về từ loại trong tiếng Anh: X is more than two times Y.
Đáp án đúng cho ví dụ trên: X is two times more than Y.
Lý giải cho việc vì sao số lần (two times) phải đứng trước nhiều hơn (more than) là vì đối với tiếng Anh quy tắc là tính từ (adjective) sẽ đóng vai trò bổ nghĩa cho danh từ (noun) hoặc trạng từ (adverb). Điều này có nghĩa là “số lần” sẽ đóng vai trò là tính từ để mô tả cho trạng từ mang nghĩa nhiều hơn. Một số ví dụ khác để người đọc dễ theo dõi về cách dùng đúng của cả hai trường hợp -er và more:
John is 5 cm taller than Marry. - John cao hơn Marry 5 cm.
Terry pays two times more than Stephen does at that party. - Terry trả tiền nhiều gấp 2 lần so với Stephen.
Công thức cho “So sánh nhất (Superlative)”
Đầu tiên đối với tính từ có một âm tiết thì cấu trúc sẽ như sau:
Công thức: Subject + to-be + adjective-est + Object.
Ví dụ: Cheetah (subject) is (to-be) the fastest (adjective-est) animal (object) on land. – Báo là loài động vật nhanh nhất trên cạn.
Tính từ với 2 âm tiết trở lên thì sẽ có cấu trúc như sau đây:
Công thức: Subject + to-be + the most + adjective + Object.
Ví dụ: Roll Royce (subject) is (to-be) one of the most expensive (most + adjective) car brand (object) on the world. – Roll Royce là một trong những hãng xe mắc nhất thế giới.
Lỗi người học thường hay mắc phải ở phần này mà tác giả muốn nói tới cũng tương tự như phần Comparative chính là thêm most vào những từ có 2 âm tiết trở lên. Ví dụ điển hình nhất chính là từ handsome. Bản thân những người bản xứ cũng gặp phải trình trạng xử dụng lẫn lộn giữa “handsomer” hay “more handsome” và “handsomest” hay “the most handsome” (Grammarly). Vì vậy sẽ không ít người đọc cũng sẽ băn khoăn vì sao người bản xứ lại dùng “handsomer” và “handsomest” trong khi theo nguyên tắc phải là “more handsome” và “the most handsome”. Nguyên nhân của những vấn đề này có lẽ do trong quá trình giao tiếp, người nói muốn đặt tính hiệu quả lên hàng đầu để mục đích (giao tiếp hàng ngày, lấy thông tin về một địa điểm nào đó v.v..) có thể dễ dàng đạt được. Song, người đọc chỉ cần nhớ và áp dụng đúng công thức: tính từ 2 âm tiết + most” là người đọc sẽ tránh bị mất điểm ở phần Writing của mình.
Tính từ kết thúc với -y
Tương tự với trường hợp tính từ kết thúc bằng -yở phần c. của Comparative, lỗi người học hay mắc phải chính là không nắm được quy tắc. Công thức ở phần này cũng tương tự nhưng với một sự khác biệt nhỏ như sau:
Công thức: Subject + to-be + the + adjective-iest + Object.
Ví dụ: Conjuring (subject) is (to-be) one of the creepiest (adjective-iest) films I have ever seen. – Conjuring là một trong những phim kinh dị nhất mà tôi từng xem.
Để tránh phải những ở phần này người đọc chỉ cần nhớ 2 quy tắc đơn giản như sau:
Tính từ 2 âm tiết trở lên thì + most.
Tính từ 2 âm tiết nhưng kết thúc có đuôi -y thì => adjective-iest
Danh sách các tính từ 2 âm tính với đuôi -y và thể so sánh nhất của nó:
Tính từ kết thúc với đuôi -ly | Tính từ chuyển thành -iest |
Creepy – dị, kinh dị | Creepiest – kinh dị nhất |
Tasty – ngon, vị ngon | Tastiest – ngon nhất |
Chewy – dai | Chewiest – dai nhất |
Early – sớm | Earliest – sớm nhất |
Angry – giận dữ, dữ | Angriest – dữ nhất |
… | … |
Tính từ không tuân theo quy tắc
Đối với các tính từ bất quy tắc thì buộc người đọc phải học thuộc những nhóm từ vựng này vì không còn cách nào khác hoặc những quy tắc nào để người đọc có thể áp dụng chúng được. Sau đây là bảng tóm tắt để người đọc có thể dễ theo dõi và áp dụng từ loại đúng ứng với các công thức so sánh đúng:
Tính từ | So sánh hơn | So sánh nhất |
Good – tốt | Better – tốt hơn | The best – tốt nhất |
Bad – tệ | Worse – tệ hơn | The worst – tệ nhất |
Less – ít | Lesser – ít hơn | The least – ít nhất |
Many (danh từ đếm được) – nhiều | More – nhiều hơn | The Most – nhiều nhất |
Much (danh từ không đếm được) – nhiều | More – nhiều hơn | The Most – nhiều nhất |
… |
Bài tập rèn luyện
1. John is one of the ___ people to arrive at the party. (early)
2. Football is ____ ____ ____ baseball globally. (popular)
3. Pizza is ___ ____ ___ Italian cuisine in the world. (well-known)
4. Terry is ___ ___ ___ Carzolla (5 cm, tall)
5. Joon Hee’s academic performance is much ____ ____ the whole class. (good)
B. Sắp xếp lại vị trí các từ để thành câu đúng:
1. calories / spaghetty’s / several times / is / than / more / salad.
2. Private schools / four / times / fees / expensive / than / more / public schools.
3. The figure for bean / was / times / more / two / that for cheese / than.
Đáp án:
A.
1. Earliest – John là một trong những người đến dự tiệc sớm nhất.
2. More popular than – Trên thế giới, bóng đá phổ biến hơn bóng chày.
3. The most well-known – Pizza là một trong những món của Ý được biết đến nhiều nhất trên thế giới.
4. 5 cm taller than – Terry cao hơn Carzolla 5 cm.
5. Better than – Thành tích học tập của Joon Hee tốt hơn rất nhiều so với cả lớp.
B.
1. Spaghetty has calories several times more than salad. – Lượng calo trong spaghetty nhiều hơn salad nhiều lần.
2. Private schools’ fees are four times more costly than public schools. – Học phí ở những trường tư lập đắt gấp bốn lần so với trường công lập.
3. The number for beans was two times greater than that for cheese. – Số liệu của đậu nhiều hơn hai lần so với số liệu của pho mát.