Key takeaways |
---|
Có nhiều quan niệm sai lầm khác nhau, trong bài viết này tác giả bàn luận xoay quanh những ý nghĩ sai lầm dưới đây:
|
Chuẩn bị cho kỳ thi IELTS là một quá trình đòi hỏi người học không những kiên nhẫn mà còn tỉnh táo, bởi vì trong quá trình luyện tập người học có thể khó tránh được những niềm tin, suy nghĩ chưa phù hợp với thực tế hoặc với chính bản thân mình.
Những ý nghĩ sai lầm có thể khiến người học IELTS, cụ thể về kỹ năng Speaking, tự gây ra nhiều khó khăn cho bản thân mình, dẫn đến việc khó phát triển năng lực ngôn ngữ cũng như điểm số trong kỳ thi.
Vì vậy, bài viết này chỉ ra một số niềm tin sai lệch người học thường có để bạn đọc có thể tự phản ánh để có nhìn nhận phù hợp hơn cho việc học của mình.
Sở hữu một giọng điệu Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ không nhất thiết đảm bảo điểm số cao
Tiêu chí phát âm ở band 6 (dịch từ tiêu chí chấm điểm gốc):
Sử dụng một loạt các tính năng phát âm.
Sử dụng hiệu quả các tính năng nhưng điều này không duy trì.
Có thể được hiểu tuy nhiên còn phát âm sai các từ hoặc âm thanh riêng lẻ.
Tiêu chí phát âm ở band 7 (dịch từ tiêu chí chấm điểm gốc):
Bao gồm điểm mạnh của Band 6, một phần điểm mạnh của Band 8.
Đặc biệt, ở band 8, thí sinh cần đảm bảo một khía cạnh là phát âm nghe dễ hiểu, với ít sự tác động của ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tóm lại, chất giọng Anh-Anh hay Anh-Mỹ không hề có ảnh hưởng đáng kể trong bài thi IELTS Speaking dù điều này có thể giúp thí sinh tự tin hơn. Tuy nhiên, người học chỉ cần phát âm đúng âm của từ, bên cạnh đó đảm bảo các khía cạnh khác như tính liên kết trong lời nói, nhấn âm, trọng âm và ngữ điệu.
Tận dụng từ vựng học thuật và sự thành thạo ngữ pháp càng nhiều càng tốt
Việc trau dồi vốn từ và thực hành ngữ pháp là vô cùng cần thiết không chỉ riêng kỹ năng Speaking, tuy nhiên có những ý nghĩ sai lầm liên quan đến việc này.
Không ít người học tin rằng mình sẽ đạt điểm cao nhờ vào việc nhồi nhét học từ vựng, ngữ pháp cao siêu ở trên mạng hay tự kiếm được. Mặc dù vậy người học cân nhắc hai điều sau:
a. Liệu mình đã ý thức được cách dùng từ một cách chính xác cả về phát âm cả cách dùng trong ngữ cảnh?
b. Liệu mình có đang nhồi nhét học thật nhiều nhưng không dùng được nhiều?
Từ vựng và ngữ pháp, dù thế nào đi chăng nữa cũng cần sự ứng dụng. Nếu người học đơn thuần học nghĩa, biết nhiều từ vựng học thuật nhưng không sử dụng được một cách phù hợp thì cũng không thể nâng điểm cho tiêu chí Lexical resource và điều này tương tự như ngữ pháp.
Hơn nữa, cho dù người học trả lời được hai câu hỏi trên, người học cũng chỉ có thể nâng điểm được cho hai tiêu chí liên quan đến từ vựng và ngữ pháp. Tuy nhiên nếu bỏ quên đi hai tiêu chí còn lại về độ lưu loát (Fluency) và phát âm (Pronunciation) thì cũng rất khó có thể có kết quả khả quan.
Việc học nhồi nhét còn có nguy cơ tiềm ẩn vì việc này có thể khiến bộ não của người học làm việc quá tải vì ghi nhớ quá nhiều từ và điểm ngữ pháp khác nhau và ít có thời gian cho kiến thức cô đọng thông qua thực hành.
Nếu nhờ giám khảo đọc lại câu hỏi, thí sinh sẽ bị trừ điểm
Đặc biệt, thí sinh khi không hiểu một số câu hỏi có thể nhờ giám khảo giải thích hoặc hỏi lại theo cách khác để thí sinh hiểu câu hỏi rõ hơn.
Những điều này không ảnh hưởng đến điểm số của thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh không được hỏi giám khảo thay đổi chủ đề (topic) của các câu hỏi hay hỏi các câu hỏi mang tính cá nhân không liên quan đến bài thi.
Diễn đạt càng trừu tượng càng tốt
Người học nên nhớ giám khảo đang xem xét cách thí sinh dùng tiếng Anh trong ngữ cảnh giao tiếp hằng ngày và trong việc trình bày quan điểm cá nhân như thế nào. Không có tiêu chí chấm điểm cho sự thật hoặc khả năng trừu tượng hóa mọi thứ.
Như vậy, thí sinh đi thi chỉ cần trả lời đi thẳng vào vấn đề, cụ thể và đơn giản. Điều này không hề đánh đồng với việc không cần dùng từ ngữ học thuật, mà là biết cách diễn đạt tự nhiên, chi tiết, từ ngữ văn phong phù hợp, chính xác.
Dùng từ ngữ quá cao siêu và diễn đạt quá hàn lâm có thể khiến người thi mất đi sự mạch lạc và mất điểm về độ chính xác trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Học thuộc kịch bản sẽ đạt điểm cao
Không ít người học tin rằng soạn sẵn kịch bản (script) và học thuộc chúng sẽ giúp mình thi IELTS Speaking tốt, và đây là một trong những ý nghĩ sai lầm có hậu quả khó lường cho người học về mặt khả năng ngôn ngữ và chiến thuật đi thi.
Học thuộc sẵn script là hành động đi ngược với quá trình học ngôn ngữ của con người, vì không ai giao tiếp hằng ngày bằng cách “trả bài”. Hơn nữa, học thuộc script không đảm bảo rằng người học sẽ hiểu rõ cách dùng của từ vựng và ngữ pháp khi nói.
Bên cạnh đó, khi không “trúng tủ”, tâm lý của thí sinh có thể bị ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, giám khảo đã được tập huấn để nhìn ra những thí sinh nào học vẹt, học tủ. Điều này hoàn toàn ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của người thi.
Kết luận về những quan niệm sai lầm phổ biến
Vì vậy, người học cần tỉnh táo, suy nghĩ kỹ về những điều thực sự cần thiết cho kỳ thi IELTS Speaking, tránh nghe theo những tin đồn hoặc quan điểm xung quanh.
Dưới đây là biểu đồ tổng hợp các ý chính về những quan niệm sai lầm phổ biến của người học IELTS Speaking:
Tham khảo thêm“9 Câu chuyện tưởng tượng về Kỳ thi IELTS Speaking cần phá bỏ.” IDP IELTS Vietnam, https://ielts.idp.com/vietnam/prepare/article-ielts-speaking-test-myths-debunk/en-gb.