Sơ lược về phần thi Speaking
Phần thi Speaking sẽ có những tiêu chí mà các bạn cần phải tuân theo để đạt được kết quả tốt.
- Lexical resource: Đây là tiêu chí xét về độ linh hoạt và vốn từ vựng của các bạn. Biết nhiều từ vựng là một lợi thế nhưng quan trọng nhất là biết cách sử dụng từ vựng đúng và hợp với ngữ cảnh.
- Fluency and Coherence: Criterion này sẽ xét độ trôi chảy và mạch lạc xuyên suốt phần thi của các bạn. Để đạt điểm ở tiêu chí này thì các bạn sẽ phải làm cho bài nói của mình rõ ràng, liền mạch, có logic và quan trọng nhất là đúng trọng tâm / chủ đề của câu hỏi
- Grammatical range and Accuracy: Ở tiêu chí này, các bạn thể hiện khả năng sử dụng và kết hợp nhiều cấu trúc ngữ pháp. Examiner sẽ không expect các bạn sử dụng những cấu trúc câu quá phức tạp, chỉ cần các bạn sử dụng và kết hợp một số cấu trúc như relative clause, conditionals, passive voice,.. là đủ để các bạn đạt được tiêu chí này
- Pronunciation: Ở đây, điều quan trọng nhất là các bạn phải truyền đạt được idea của mình cho examiner bằng việc phát âm chính xác, dễ hiểu, cùng với ngữ điệu tự nhiên.
Hiểu rõ các tiêu chí của phần thi Speaking là vô cùng quan trọng. Điều này giúp các bạn biết được những chi tiết mà người chấm thi sẽ chú ý và từ đó các bạn có thể luyện tập dựa trên những tiêu chí này.
Những lỗi phổ biến trong kỳ thi IELTS Speaking mà bạn cần tránh
Trong phần thi Speaking, có những sai lầm mà các bạn nên tránh.
Học thuộc lòng câu trả lời
Không nên cố gắng học thuộc lòng các mẫu câu có sẵn hay câu trả lời từ các đề thi cũ. Đơn giản vì có quá nhiều chủ đề trong phần thi Speaking. Thay vào đó, bạn nên rèn luyện brainstorm ý tưởng và cách xây dựng lập luận cho phần 2 và phần 3.
Đi lạc đề
Dễ dàng bị đi lạc đề trong câu hỏi nếu bạn không nghe rõ hoặc không hiểu câu hỏi. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu examiner làm rõ lại hoặc nhắc lại câu hỏi nếu bạn cảm thấy không chắc phải trả lời thế nào. Hãy nhớ rằng chỉ cần trả lời đúng trọng tâm của câu hỏi trong thời gian quy định là bạn có thể đạt được tiêu chí Fluency and Coherence.
Câu trả lời ngắn gọn
Với những câu hỏi yes/no, bạn không nên chỉ đơn giản trả lời yes hoặc no. Phần thi Speaking đánh giá khả năng trả lời và giao tiếp của bạn. Vì vậy, bạn cần mở rộng câu trả lời của mình. Một trong những cách để mở rộng câu trả lời là tự hỏi về lý do/tại sao/khi nào/ở đâu để câu trả lời của bạn trở nên dài hơn.
Ví dụ:
Q: Bạn có thích đi mua sắm không?
A: Yes, I do. (why?) I enjoy wandering around the mall and see what’s on display. (what else?) I’m not exactly a shopaholic but I just enjoy window-shopping and watching people go about their days. (why?) It’s therapeutic for me and it’s a good way to kill some time. (anything else?) I can also grab a bite to eat while I’m at the food court.
Sử dụng quá nhiều linking words
Các linking device như however, additionally,… là công cụ để làm cho bài nói của bạn trở nên liên kết hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều linking device có thể làm mất đi tính tự nhiên của bài nói.