Listening (kĩ năng nghe) là một trong các kĩ năng quan trọng trong bất kì ngôn ngữ nào, đóng vai trò nền tảng trong việc phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Trong bài thi IELTS, đây là một trong bốn kĩ năng sử dụng để kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ của thí sinh. Trong bài thi này, thí sinh sẽ phải trả lời nhiều dạng câu hỏi khác nhau, trong đó có dạng câu hỏi Spelling trong IELTS Listening Part 1. Bài viết sau đây sẽ đề cập một vài lỗi thông thường mà thí sinh gặp phải khi phải trả lời dạng câu hỏi này. Bài viết cũng sẽ gợi ý phương hướng khắc phục, giúp thí sinh tự tin hơn để giải quyết dạng câu hỏi này.
Người đọc có thể tham khảo cấu trúc của bài IELTS Listening tại bài viết ‘IELTS Listening: Phân loại dạng bài và các tips ôn thi hiệu quả’
Giới thiệu về phần Spelling trong bài thi IELTS Listening Part 1
Phần 1 của bài thi IELTS Listening
Ở phần IELTS Listening Part 1, thí sinh sẽ được nghe một đoạn hội thoại hỏi và đáp giữa hai người, thông thường là cuộc nói chuyện qua điện thoại trong bối cảnh đời sống hằng ngày, xoay quanh các nội dung như đặt phòng (khách sạn, căn hộ, phòng tổ chức sự kiện, …), đặt tour du lịch, trao đổi thông tin việc làm, phỏng vấn, các thông tin về hội thảo, hội nghị hay đặt hàng, …
Có 10 câu hỏi trong phần 1, đa số thuộc dạng form/ table/ note completion (Điền từ vào bảng/ biểu mẫu thông tin). Ngoài ra “sentence completion” – điền từ vào câu cũng là dạng bài xuất hiện trong phần I nhưng với tần suất ít hơn, và thường rơi vào những câu cuối cùng.
Nhìn chung ở phần này, các thông tin được yêu cầu điền vào chỗ trống đa số liên quan đến thông tin cá nhân như: tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp và một số thông tin chung khác về thời gian, địa điểm, hoặc cách thức, tùy thuộc vào chủ đề cuộc trò chuyện. Đây đều là những từ vựng phổ biến, và số lượng từ tối đa cho đáp án cũng được đưa ra ở đề bài.
Ví dụ:
Dạng bài Spelling trong phần 1 của bài thi IELTS Listening
Ở phần đầu tiên của bài thi IELTS Listening, vì các thông tin cần điền sẽ là các thông tin cá nhân, bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ, mã bưu điện…, nên trong bài nghe sẽ nhắc đến các thông tin trên qua dạng Spelling (dạng bài đánh vần)
Ví dụ như đoạn transcript sau
Nguồn: Cambridge IELTS Academic 8
Người đọc có thể thấy khi trả lời về địa chỉ, bài nghe có đề cập đến tên 1 địa điểm trong tiếng Anh. Tuy nhiên, vì từ này là một tên riêng, không phải là 1 từ phổ thông trong tiếng Anh, nên bài nghe sẽ đánh vần từng chữ cái. Nhiệm vụ của thí sinh khi trả lời câu hỏi này sẽ là nghe các chữ cái được đánh vần và điền vào trong giấy trả lời của mình.
Các loại thông tin có thể sẽ được đánh vần trong bài thi IELTS Listening part 1
Họ, tên
Địa chỉ (số nhà, tên đường, tên thành phố, thị trấn, khu vực sinh sống)
Số điện thoại
Độ tuổi
Giá cả
Đơn vị đo lường
Số thẻ tín dụng
Mã bưu điện
Một số loại tên riêng khác (tên công ty, tên email, tên trò chơi…)
Các lỗi phổ biến ở dạng câu hỏi Spelling trong phần 1 của bài thi IELTS Listening và các cách khắc phục
Không phân tích trước đề, không dự đoán câu trả lời
Trong nhiều trường hợp, người viết không phân tích kỹ đề bài, dẫn đến khi nghe thì bị bỏ sót thông tin hoặc không kịp trả lời. Ở dạng bài Spelling, thí sinh cần nhận biết được đâu là câu trả lời sẽ được đánh vần và câu nào không. Từ đó, thí sinh có thể chủ động hơn trong việc lắng nghe câu trả lời
Ví dụ 1:
Câu hỏi:
Ở ví dụ trên, thông tin người viết cần điền là địa chỉ. Thông thường, dạng thông tin này sẽ được trả lời dưới dạng đánh vần. Vì vậy, nhiều thí sinh sẽ cố gắng lắng nghe đánh vần ở câu hỏi này.
Transcript:
Nguồn: Cambridge IELTS Academic 10
Tuy nhiên, nhìn vào đoạn transcript cho câu hỏi trên, chúng ta có thể thấy câu trả lời được đưa ra dưới dạng một từ vựng là “East” chứ không có sự đánh vần. Vì vậy, các thí sinh chờ câu trả lời được đánh vần nhiều khả năng sẽ bỏ lỡ đáp án này.
Ví dụ 2:
Câu hỏi:
Ở ví dụ trên, loại thông tin mà thí sinh cần điền là tên của một trung tâm nào đó. Loại thông tin này ít được gặp ở Listening part 1 hơn so với điền tên người hay địa chỉ. Vì vậy, nhiều thí sinh sẽ không rõ rằng câu trả lời mình được nghe sẽ được đưa ra dưới dạng nào.
Transcript:
Nguồn: Cambridge IELTS Academic 12
Nhìn vào transcript cho câu hỏi trên, có thể thấy câu trả lời cho dạng bài đánh vần. Nếu thí sinh không xác định từ đầu đây có thể là 1 tên riêng, rất có thể sẽ không trả lời được câu hỏi này.
Phương pháp khắc phục
Thí sinh nên chủ động nghe và viết ra từ được nhắc đến trong audio – nếu đó là một từ hoàn toàn lạ thì đợi để nghe đánh vần; nếu đó là một từ quen thuộc và có thể viết ra được thí sinh nên viết nháp và để ý xem người nói có chỉnh sửa gì về các chữ cái trong từ hay không
Thí sinh cần lưu ý rằng không phải tên riêng nào cũng sẽ được đánh vần. Các tên riêng nhưng giống với một từ thông thường trong tiếng Anh sẽ được nhắc đến nhưng không được đánh vần.
Mã hàng hóa, mã bưu điện (thường có 6 ký tự) hoặc mã chuyến bay thường gồm cả chữ và số kết hợp, ví dụ: AT32GK
Tốn quá nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi
Nhìn vào ví dụ và transcript của câu hỏi sau:
Nguồn: Cambridge IELTS Cambridge 13
Qua ví dụ trên, có thể thấy câu trả lời của câu hỏi 7 và 8 đến rất nhanh, gần như là sau câu 7 là đến câu 8 ngay lập tức. Nhiều thí sinh có thói quen sau khi được nghe dạng bài đánh vần xong sẽ tự đánh vần lại và điền đáp án. Tuy nhiên, nếu thí sinh tốn quá nhiều thời gian để gợi nhớ lại câu trả lời của câu 7 và chậm rãi viết vào bài thi của mình, nhiều khả năng là thí sinh đó sẽ bị bỏ lỡ câu hỏi số 8. Vì đặc điểm của bài thi IELTS Listening chỉ nghe được một lần, nên sẽ không có cơ hội để thí sinh nghe lại câu 8.
Cách khắc phục
Thí sinh cần luyện khả năng viết tay nhanh, chính xác và đủ để bản thân mình hiểu, không cần phải quá rõ ràng. Sau khi hoàn tất bài thi, sẽ có 10 phút cuối cho thí sinh chuyển câu trả lời của mình vào giấy trả lời. Đây mới là khoảng thời gian thí sinh có thể tận dụng để viết đáp án của mình một cách rõ ràng. Còn khi nghe thì nên viết ra đáp án một cách nhanh nhất để có thể tập trung hoàn toàn vào các câu hỏi kế tiếp. Đối với thí sinh thi bằng máy tính, cần nhớ rõ vị trí của các kí tự trên bàn phím để đánh câu trả lời của mình kịp với tốc độ nói của bài nghe.
Không phân biệt được các cặp chữ cái hoặc số có âm gần giống nhau
Nhiều thí sinh gặp khó khăn trong việc phân biệt các âm gần tương đồng của chữ cái và chữ số, sau đây là 1 vài ví dụ:
A /eɪ/ | H /eɪtʃ/ |
B /bi/ | P /piː/ |
D /di/ | T /ti/ |
F /ef/ | S /es/ |
M /em/ | N /en/ |
R /ɑr/ | A /eɪ/ |
S /es/ | X /eks/ |
G /dʒiː/ | J /dʒeɪ/ |
8 /eɪt/ | H /eɪtʃ/ |
8 /eɪt/ | A /eɪ/ |
Cách sửa chữa
Thực hành phát âm
Luyện tập phát âm được xem là một cách hiệu quả để cải thiện lỗi chính tả. Hiện nay, người học thường tập trung vào cách đọc của một từ hoàn chỉnh mà quên đi tầm quan trọng của việc học phát âm từng chữ cái. Việc phát âm đúng từng chữ cái sẽ giúp cải thiện kỹ năng nghe (đặc biệt là những câu hỏi yêu cầu nghe người nói đánh vần).
Sau đây là phiên âm của 26 chữ cái trong tiếng Anh.
A/eɪ/ | B /bi/ | C/si/ | D/di/ | E /i/ | F /ef/ | G /dʒiː/ | H /eɪtʃ/ |
I/aɪ/ | J /dʒeɪ/ | K/keɪ/ | L/el/ | M /em/ | N /en/ | O /əʊ/ | P /piː/ |
Q/kjuː/ | R /ɑr/ | S/es/ | T/ti/ | U /ju/ | V /viː/ | W /ˈdʌb·əl·ju/ | X /eks/ |
Y/waɪ/ | Z/zi/ /zed/ |
Chữ cái “Z” có 2 cái phát âm khác nhau là /zi/và /zed/
Chữ cái “E” có phiên âm tiếng anh tương tự như cách đọc chữ cái “I” trong tiếng Việt, do vậy rất dễ gây ra nhầm lẫn.
Phiên âm của số từ 0-10 trong tiếng anh:
0: có 3 cách đọc
zero /ˈzɪərəʊ/
nought /nɔːt/
oh /əʊ/
1: one /wʌn/ | 2: two /tuː/ | 3: three /θriː/ |
4: four /fɔː(r)/ | 5: five /faɪv/ | 6: six /sɪks/ |
7: seven /ˈsevn/ | 8: eight /eɪt/ | 9: nine /naɪn/ |
10: ten /ten/ |
Trong quá trình luyện tập, thí sinh cần tìm ra điểm khác biệt giữa các cặp âm tương tự nhau, sau đó xây dựng thói quen nhấn mạnh điểm khác biệt đó khi đọc các từ có chứa chữ cái đó. Đặc biệt, thí sinh cần chú ý phân biệt được giữa voiceless (vô thanh) và voiced (hữu thanh) sound. Cách phân biệt là thí sinh có thể lấy một tờ giấy mỏng để trước miệng mình, khi phát âm âm vô thanh, hơi từ miệng bật ra sẽ làm di chuyển tờ giấy. Ngược lại, khi phát âm âm hữu thanh, thanh quản của người nói sẽ rung lên nhưng không có hơi bật ra, không làm di chuyển được tờ giấy.
Ví dụ: Chữ cái D và T có phát âm gần như tương tự nhau, chỉ khác âm /d/ là âm hữu thanh còn âm /t/ là âm vô thanh. Một cặp chữ có sự khác nhau tương tự là B (có âm /b/ hữu thanh) và P (có âm /p/ vô thanh).
Không bỏ lỡ âm cuối
Bên cạnh việc luyện tập, chú ý đến âm cuối (ending sounds) trong quá trình nghe là một yếu tố quan trọng giúp người nghe hạn chế được các lỗi sai về số và chữ cái có âm gần giống nhau.
Khi nghe đến dạng bài đánh vần, thí sinh cần tập trung vào các âm cuối của từng chữ cái/ số để xác định đúng thông tin cần điền.
Ví dụ: Đối với cặp chữ và số A-H-8, âm cuối chính là sự khác biệt quan trọng.
A /eɪ/ – H /eɪtʃ/ – 8 /eɪt/
Không tập trung quá nhiều vào nhấn âm
Trọng âm là những âm tiết được nhấn mạnh, đọc to và rõ hơn các âm khác trong từ. Trọng âm là một nét độc đáo trong tiếng Anh, giúp từ và câu khi phát âm có ngữ điệu rõ ràng. Ở từ điển, trọng âm rơi vào âm tiết nào thì trước âm tiết đó sẽ có dấu phẩy. Ở dạng bài này, lỗi này thường liên quan đến việc nhầm lẫn các cặp số sau:
13 /θɜːˈtiːn/ | 30 /ˈθɜːti/ |
15 /ˌfɪfˈtiːn/ | 50 /ˈfɪfti/ |
17 /ˌsevnˈtiːn/ | 70 /ˈsevnti/ |
19 /ˌnaɪnˈtiːn/ | 90 /ˈnaɪnti/ |
14 /ˌfɔːˈtiːn/ | 40 /ˈfɔːti/ |
16 /ˌsɪksˈtiːn/ | 60 /ˈsɪksti/ |
18 /ˌeɪˈtiːn/ | 80 /ˈeɪti/ |
Phương pháp khắc phục
Thực hành nhấn trọng âm
Đối với lỗi nhầm lẫn giữa các số có cách đọc gần giống nhau như 15-50 (fifteen-fifty) thì việc luyện tập nhấn trọng âm sao cho chính xác được xem là một cách hiệu quả. Hai dạng số này đều có hai âm tiết (ví dụ: 15 thì fif là âm 1 và teen là âm 2) nhưng trọng âm của chúng sẽ rơi vào các âm khác nhau. Người học cần nắm rõ sự khác biệt sau:
Đối với các số có đuôi “teen”, thí sinh cần nhấn vào âm tiết thứ hai (“teen”), đọc rõ hơn, giọng cao hơn, chú ý đọc kéo dài âm /i/. Ví dụ:
15 (fif’teen) /ˌfɪfˈtiːn/
16 (six’teen /ˌsɪkˈstiːn/
18 (eigh’teen) /ˌeɪˈtiːn/
Đối với các số có đuôi “ty”, thí sinh cần nhấn vào âm tiết thứ nhất, đọc rõ hơn và giọng cao hơn ở âm tiết 1. Ví dụ:
50 (‘fifty) /ˈfɪf.ti/
60 (‘sixty) /ˈsɪk.sti/
80 (‘eighty) /ˈeɪ.ti/
Các phương pháp đọc khác của số và chữ cái
Ví dụ 1:
Câu hỏi:
Transcript:
Nguồn: Cambridge IELTS Academic 9
Ở ví dụ trên, có thể thấy 2 chữ cái đứng liền kế tiếp nhau sẽ được đọc từ “double” đứng trước chữ cái đó (“double L” thay cho “LL”). Nhiều thí sinh không rõ quy luật này nên hoặc điền một chữ khác cùng với chữ L hoặc điền chỉ 1 chữ L.
Phương pháp sửa chữa
Thí sinh cần lưu ý quy tắc sau đây đối với chữ cái và số trong tiếng Anh:
2 chữ cái hoặc số giống nhau liên tiếp sẽ được đọc với từ “Double”, ví dụ: 22 – double two; TT – double T.
3 chữ cái hoặc số giống nhau liên tiếp sẽ được đọc với từ “Triple”, ví dụ: 444 – triple four; EEE – triple E.
Ví dụ 2:
Câu hỏi:
Transcript:
Ở những câu hỏi về giá tiền thông thường chỉ yêu cầu thí sinh điền số vì đơn vị tiền tệ đã được cho sẵn. Tuy nhiên, cách đọc số tiền có một vài điểm khác biệt so với cách đọc số thông thường. Như ở ví dụ trên, “4.45” sẽ được đọc là “four pounds forty-five” hoặc “four forty-five” thay vì “four point forty-five”. Nếu chưa làm quen với cách đọc giá tiền, nhiều thí sinh sẽ điền đáp áp là 445 hoặc 4.45 pounds (dư đơn vị)
Phương pháp khắc phục
Khi đọc giá tiền của một sản phẩm, con số giá tiền sẽ được đọc trước, đơn vị tiền đi theo sau. Cách đọc số tiền cũng tương tự như cách đọc số đếm, ví dụ:
£1000 = one thousand Pounds
$ 250 = two hundred and fifty Dollars
Thí sinh cần lưu ý rằng đơn vị tiền tệ thường sẽ được cho sẵn, thí sinh chỉ cần lắng nghe và điền giá tiền (chỉ chữ số) vào chỗ trống là được. Nếu điền thêm đơn vị thì câu trả lời sẽ sai về mặt ngữ pháp. Cách đọc và kí hiệu các đơn vị tiền tệ thường được xuất hiện trong dạng bài Spelling trong IELTS Listening Part 1
Đồng bảng Anh: pound (£) /paʊnd/
Đồng đô la Mỹ: dollar ($) /ˈdɒlə(r)/
Đồng Euro: euro (€) /ˈjʊrəʊ/
Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần lưu ý cách đọc các số tiền lẻ
Ví dụ:
£30.18
Thirty pounds eighteen
Thirty pounds (and) eighteen pence
Hoặc nói rút gọn là Thirty eighteen
$ 14.50
Fourteen dollars fifty
Fourteen dollars and fifty cents
Hoặc nói rút gọn là Fourteen fifty
€ 6.55
Six euros fifty-five
Six euros and fifty-five cents
Hoặc nói rút gọn là six fifty-five
Không nhận diện được các thông tin mắc bẫy
Mặc dù ở dạng câu hỏi Spelling trong IELTS Listening Part 1, câu trả lời thường sẽ được đưa ra tương đối rõ ràng, ít có bẫy. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bài nghe sẽ sử dụng các thông tin gây xao lãng, làm cho thí sinh, nếu không chú ý, sẽ chọn đáp án sai.
Ví dụ 1:
Câu hỏi:
Transcipt:
Nguồn: Cambridge IELTS Academic 5
Ở ví dụ trên, từ được đánh vần là OLTON, tuy nhiên, đáp án chính xác sẽ là ALTON vì người phụ nữ (người đưa ra câu trả lời) xác nhận từ đó bắt đầu bằng chữ A chứ không phải O. Nếu thí sinh sau khi nghe được từ OLTON thì điền ngay vào giấy trả lời của mình và không quan tâm đến các nội dung được đề cập phía sau, điều này sẽ khiến thí sinh chọn đáp án sai.
Ví dụ 2:
Câu hỏi:
Ở câu hỏi số 7, thí sinh sẽ được nghe:
Agent: “What’s your room number there?”
Student: Room B569.Oh, no sorry B695. I always get that wrong.”
Nguồn: Cambridge IELTS Academic 5
Ở ví dụ trên, có 2 từ được đánh vần bởi học sinh này. Thí sinh cần lưu ý rằng từ được đánh vần phía sau (B695) mới là đáp án chính xác. Từ đầu tiên là một thông tin gây xao lãng (nhận biết bằng cụm từ “I always get that wrong”). Nhiều thí sinh sau khi đáp án đầu tiên sẽ điền ngay vào giấy làm bài mà không quan tâm đến việc người nói có thể chỉnh sửa đáp án sau đó.
Phương pháp khắc phục
Trong Spelling trong IELTS Listening Part 1, đầu tiên, thí sinh cũng phải xác định được ai sẽ là người đưa ra đáp án. Ví dụ: trong một cuộc gọi giữa 1 khách hàng và 1 người làm dịch vụ, thì người làm dịch vụ sẽ ghi lại thông tin của khách hàng. Như vậy, người khách hàng sẽ người chủ yếu đưa ra thông tin (đáp án) cho các câu hỏi của đề bài. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đáp án được đưa ra từ người đặt câu hỏi, nên thí sinh vẫn sẽ phải chú ý từ cả 2 phía của cuộc hội thoại.
Ngoài ra, để giảm thiểu lỗi, thí sinh cần luyện nghe hiểu toàn bộ nội dung của một câu, tránh việc vội vàng ghi lại các đáp án không chính xác và bỏ qua các thông tin đúng phía sau. Cả thông tin trước và sau câu trả lời đều quan trọng để người nghe xác định xem đó có phải là câu trả lời đúng hay không. Thông tin đưa ra trước không nhất thiết là chính xác. Một số cách diễn đạt cho thấy có thông tin mơ hồ được đề cập:
Xin lỗi, tôi viết sai (Oh, sorry, I misspelled it)
Đợi đã, nó mới thay đổi hôm qua, để tôi kiểm tra lại. (Oh, hang on. It just changed yesterday, let me check that again.)
Xin lỗi, tôi nhớ sai. (Oh, sorry, I get that wrong.)
Không, thực ra là … (No, it’s actually …)
Các cụm từ trên có chức năng báo hiệu cho người nghe biết người nói sẽ điều chỉnh lại thông tin vừa đưa ra. Trong giao tiếp, người nói thường đưa ra các thông tin mơ hồ trước, sau đó sử dụng các cụm từ này để thông báo rằng họ sắp sửa điều chỉnh lại thông tin và đưa ra các thông tin chính xác sau những cụm từ này.