Mỗi ngày, chúng ta tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau, thường là do sở thích và thói quen, nhưng không nhiều người biết rằng một số loại thực phẩm không nên kết hợp với nhau vì có thể làm mất chất dinh dưỡng hoặc gây hại cho sức khỏe. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, không nên kết hợp các loại thực phẩm sau đây với nhau vì có thể làm mất đi chất dinh dưỡng hoặc không tốt cho sức khỏe.
Mật ong và sữa đậu nành
Trong đậu nành có hàm lượng protein cao, trong khi mật ong chứa axit formic. Khi hai chất này kết hợp với nhau, có thể gây ra phản ứng hoá học và tạo thành kết tủa. Do đó, việc ăn chung hai loại thực phẩm này có thể gây khó tiêu và khó chịu.
Gan và giá đỗ
Phần lớn gan động vật chứa lượng đồng lớn, đặc biệt là gan lợn. Trái lại, giá đỗ có hàm lượng vitamin C cao. Khi kết hợp với nhau, đồng trong gan sẽ oxi hóa lượng vitamin C trong giá đỗ theo thời gian tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, không nên ăn chung hai loại thực phẩm này để tránh mất lượng vitamin C trong giá đỗ.
Hải sản và hoa quả
Sau khi ăn hải sản, hãy tránh ăn trái cây ngay lập tức. Axit Tannic trong trái cây kết hợp với protein trong hải sản có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy hoặc buồn nôn. Để tốt nhất, nếu muốn ăn trái cây sau khi ăn hải sản, hãy chờ ít nhất 3 đến 4 tiếng.
Khoai lang và trái hồng
Hồng thường chứa chất Tanin và Pectin, khi kết hợp với tinh bột đường trong khoai lang có thể tạo ra các cục nhỏ khó tiêu hoá trong dạ dày, dẫn đến nguy cơ viêm loét dạ dày sau thời gian dài.
Cải bó xôi và tôm
Cải bó xôi chứa nhiều axit Phytic, khi kết hợp với Canxi có trong tôm có thể tạo thành muối. Mặc dù việc ăn chung hai loại thực phẩm này không nguy hiểm, nhưng Canxi trong tôm sẽ không được hấp thụ vào cơ thể.
Sữa và Sô cô la
Sữa chứa nhiều Protein và Canxi, trong khi Sô cô la chứa axit Oxalic. Khi hai loại này kết hợp với nhau, có thể tạo ra Canxi Oxalate gây ra các vấn đề như tiêu chảy, tóc khô và các triệu chứng khác gây giảm sự phát triển của cơ thể.
Nước ngọt có gas và cơm
Sau khi ăn cơm, tránh uống nước ngọt có gas ngay lập tức. Nghiên cứu cho thấy việc dạ dày chứa nhiều chất lỏng và thức ăn cùng lúc sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, lượng Carbon Dioxide trong đồ uống có gas có thể tăng áp lực, gây ra giãn dạ dày cấp.
Củ cải và các loại trái cây
Trong một số món canh, hủ tiếu,... thường có củ cải để tăng hương vị. Tuy nhiên, ít người biết rằng củ cải chứa nhiều muối Acid Cyanogen lưu huỳnh và chuyển hoá thành acid cyanogen lưu huỳnh, gây ảnh hưởng đến tuyến giáp. Nếu ăn lê, táo, nho cùng lúc, chất đồng ceton trong trái cây có thể tạo ra Acid Benzoic gốc OH, tăng áp lực của cyanogen lưu huỳnh, gây ra suy tuyến giáp.
Cà chua và dưa leo
Dưa leo và cà chua, hai loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, nhưng ít người biết rằng khi ăn cùng nhau, cơ thể không thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng của chúng. Trong dưa leo có một loại men phân giải vitamin C, trong khi cà chua chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C trong cà chua.
Thịt bò và đậu nành
Hai loại thực phẩm này đều chứa nhiều chất purin, gây ra acid uric - nguyên nhân của bệnh gút. Ăn chung có thể làm tăng cao lượng acid uric, đặc biệt nguy hiểm đối với người bị gút và tăng nguy cơ mắc bệnh gút đối với người khỏe mạnh.
Trứng gà và sữa đậu nành
Trứng gà có hàm lượng protein cao, trong khi sữa đậu nành chứa chất protidaza ức chế quá trình chuyển hoá protein. Khi ăn chung, có thể gây khó tiêu, đầy bụng,...
Đậu phụ và hành lá
Đậu phụ chứa nhiều calci, trong khi hành lá chứa acid oxalic. Khi ăn chung, có thể gây ra phản ứng tạo kết tủa oxalac calci, làm cho cơ thể khó hấp thụ canxi hơn.
Nhân sâm và hải sản
Theo y học cổ truyền, nên tránh ăn hải sản khi dùng nhân sâm vì nhân sâm là đại bổ khí còn hải sản là đại hạ khí, hai thứ này tương khắc triệt tiêu nhau, không chỉ không có hiệu quả mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.
Thịt ba ba và trái đào
Thịt ba ba có nhiều chất đạm, trong khi trái đào chứa nhiều chất Acid Malic. Khi ăn chung, Acid Malic có thể làm mất chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Tốt nhất là không nên kết hợp.
Thịt dê và giấm
Thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, trong khi giấm chứa Acid Acetic. Khi kết hợp, Acid Acetic có thể phá hủy thành phần dinh dưỡng trong thịt dê, làm cho cơ thể không thể hấp thụ được.
Sữa đậu nành và đường đen
Sữa đậu nành thường được sử dụng trong bữa sáng, thêm đường nhưng cần chú ý lựa chọn loại đường. Nên tránh sử dụng đường đen vì chứa Acid Oxalic và Acid Malic, gây mất chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Mỗi loại thực phẩm đều mang giá trị riêng, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp để kết hợp với nhau. Hy vọng qua bài viết này, các bà nội trợ sẽ tránh được các cặp thực phẩm không nên kết hợp trong các bữa ăn, từ đó bảo vệ sức khỏe gia đình mình.