1. Khi nào nên tránh dùng đũa gắp thức ăn không vệ sinh?
Cách sử dụng đũa ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác thường là gắp thức ăn và đưa vào miệng. Trong quá trình đưa thức ăn vào miệng thì nước miếng của chúng ta sẽ dính vào đũa và việc tiếp tục sử dụng đũa đó để gắp những miếng đồ ăn tiếp theo trong đĩa chung sẽ vô tình làm đồ ăn chung bị dính nước miếng của chúng ta. Ở nhiều nơi người ta còn dùng đũa để gắp cả rau trong tô canh hoặc nhúng đũa vào tô canh ở đầu bữa cơm như một cách làm ướt đũa, hành động này cũng mất vệ sinh
2. Làm thế nào để giải quyết vấn đề mất vệ sinh này?
- Sử dụng thìa canh cho các món nước trong tô.
- Sử dụng thìa nhỏ hoặc đũa riêng cho các món xào hoặc món khô.
- Gắp đồ ăn vào chén cá nhân bằng thìa canh, thìa nhỏ hoặc đũa riêng rồi mới ăn.
3. Các lỗi phổ biến khi ăn cơm bằng đũa và cách tránh
- Không nên gắp đồ ăn cho người khác mà chưa được phép, và khi được phép thì nên sử dụng đũa của họ thay vì đũa cá nhân (đừng quay ngược đầu đũa vì điều này không chỉ là không vệ sinh mà còn không lịch sự)
- Tránh sử dụng đũa để chọc ngoáy hoặc lựa chọn thức ăn, hãy quan sát một cách tế nhị và gắp một cách gọn gàng, dứt khoát
- Không nên gác đầu đũa lên dĩa chung trong bữa ăn, hãy đặt đũa thẳng xuống bàn hoặc tìm đồ kê đầu đũa riêng cho mình
- Tránh chuyển đồ ăn từ đầu đũa này sang đầu đũa khác
- Hạn chế việc liếm hoặc mút đũa một cách quá thô lỗ trong bữa ăn
- Không nên cắm đũa thẳng đứng vào chén cơm vì ở một số nơi đây là thủ tục cúng cơm cho người đã khuất (hình ảnh này tương tự như cách cắm nhang)
Mình hiểu rằng nhiều người trong số chúng ta, như mình từ nhỏ, thường mắc phải những lỗi khi ăn cơm bằng đũa như đã đề cập trong bài viết. Dù bữa ăn gia đình thường chỉ có những người thân trong gia đình như ba mẹ, anh chị em, chúng ta thường bỏ qua hoặc không chú ý đến các quy tắc vệ sinh khi sử dụng đũa ăn đồ ăn chung. Tuy nhiên, chúng ta cần điều chỉnh những điểm này để trở nên văn minh và vệ sinh hơn, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh như vừa qua. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho mọi người.