1. Cấu trúc của niệu quản
Niệu quản người lớn có chiều dài từ 25 - 30 cm, đường kính trong là 2 - 3 mm, đường kính ngoài là khoảng 4 - 5 mm. Khi căng rộng, đường kính trong có thể lên tới 7 mm.
Niệu quản được tạo thành từ 3 lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc. Ngoài ra, niệu quản còn được chia thành 3 đoạn: niệu quản trên, niệu quản giữa và niệu quản dưới.
2. Các vấn đề thường gặp tại niệu quản
2.1. Sỏi niệu quản
Khi sỏi hình thành ở thận và di chuyển xuống niệu quản, chúng có thể bị kẹt lại ở đó, gây cản trở dòng chảy của nước tiểu từ thận đến bàng quang. Điều này có thể dẫn đến sự ứ đọng nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng.
Thường thì chỉ có một viên sỏi bị kẹt nhưng đôi khi có thể có nhiều viên tạo thành chuỗi sỏi. Sỏi niệu quản là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất của hệ tiết niệu.
Sỏi niệu quản là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất của hệ tiết niệu
Khi sỏi niệu quản mới hình thành ở giai đoạn đầu, thường không gây ra triệu chứng rõ ràng hoặc các biến chứng nguy hiểm nên ít người chú ý. Tuy nhiên, khi sang giai đoạn sau, sỏi niệu quản có thể gây ra các triệu chứng như:
-
Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đục;
-
Đau, đặc biệt khi đi tiểu;
-
Buồn nôn, nôn;
-
Bụng chướng, bí trung đại tiện;
-
Tiểu ra máu;
-
Nước tiểu màu đục có mủ cảnh báo về nhiễm trùng thận, có thể kèm theo sốt rét run, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng thận, nguy cơ nhiễm trùng huyết hay sốc nhiễm trùng rất cao.
Một số biến chứng của sỏi niệu quản khi không được điều trị kịp thời bao gồm:
-
Giãn đài bể thận;
-
Suy thận mạn;
-
Suy thận cấp;
-
Viêm đường tiết niệu.
2.2. Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang thường có hình dạng tròn và ít góc cạnh. Chúng được hình thành khi các khoáng chất trong nước tiểu tích tụ lại và có thể trôi từ niệu quản, thận hoặc từ cả hai cơ quan này xuống bàng quang. Tỷ lệ nam giới mắc sỏi bàng quang thường cao hơn so với nữ.
Trong trường hợp sỏi nhỏ, chúng có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Tuy nhiên, với sỏi có kích thước lớn, chúng không thể tự đào thải mà sẽ ở lại trong bàng quang, gây ra đau đớn và các triệu chứng khác như:
-
Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần;
-
Đau bụng dưới;
-
Nam giới thường cảm thấy đau và không thoải mái ở dương vật;
-
Tiểu khó hoặc dòng nước tiểu bị gián đoạn;
-
Nước tiểu sậm màu, thậm chí có thể có máu trong nước tiểu.
Sỏi bàng quang có thể là kết quả của sỏi từ thận hoặc niệu quản trôi tới
Ngay cả khi người bệnh không có các dấu hiệu rõ ràng của bệnh, họ vẫn có thể gặp các biến chứng sau:
-
Nhiễm trùng đường tiểu;
-
Rối loạn chức năng bàng quang mạn tính.
2.3. Hẹp niệu quản
Là khi một hoặc cả hai ống niệu bị tắc nghẽn dẫn đến sự thu hẹp dòng chảy của nước tiểu. Niệu quản có ba vị trí hẹp sinh lý: đoạn niệu quản đổ vào bàng quang, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn nối niệu quản với bể thận.
Hẹp niệu quản có thể chữa trị được nhưng cần điều trị kịp thời vì bệnh có thể phát triển nhanh từ những triệu chứng nhẹ (bao gồm đau, sốt, nhiễm trùng) đến trạng thái nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, suy thận và cuối cùng là tử vong. Mặc dù có nhiều trường hợp mắc hẹp niệu quản, nhưng do được điều trị kịp thời nên tỷ lệ gặp biến chứng nguy hiểm là rất ít.
Các dấu hiệu của hẹp niệu quản bao gồm:
-
Lượng nước tiểu thay đổi;
-
Đau ở vùng lưng;
-
Tiểu khó;
-
Nước tiểu có máu;
-
Tăng huyết áp;
-
Viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần.
3. Một số lưu ý để duy trì niệu quản khỏe mạnh
Uống nhiều nước:
-
Đây là cách đơn giản nhất giúp bù lại lượng nước mà cơ thể bị hao hụt do bài tiết qua mồ hôi và nước tiểu. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước thì gan, thận cũng phát huy được tối đa chức năng lọc bỏ độc tố, giảm thiểu hiện tượng chất độc tích tụ trong gan thận gây sỏi;
-
Bổ sung nước đúng cách là chia đều 2 lít nước uống trong vòng 24 giờ, không nên uống dồn, uống nhanh vì như vậy sẽ khiến buồn tiểu nhiều hơn, lượng nước uống thì nhiều mà cơ thể hấp thụ lại không được bao nhiêu;
-
Uống một lượng nước vừa phải, không nên uống quá nhiều vì như vậy có thể gây phù tế bào;
-
Không nên uống cà phê, trà, hút thuốc lá vì đây là những sản phẩm khiến bạn bị mất nước.
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ rất có lợi cho niệu quản
Uống nước chanh:
Khi hàm lượng axit uric, oxalat và canxi gia tăng trong nước tiểu thì sẽ hình thành nên sỏi thận. Bình thường những chất này sẽ được chất citrate hoặc chất lỏng hòa tan, tuy nhiên khi đã kết thành sỏi thì sẽ không thể hòa tan được nữa.
Nước chanh sẽ giúp cân bằng lại nồng độ citrate trong nước tiểu nên sẽ giúp ngăn ngừa sỏi axit uric và sỏi oxalat canxi.
Chế độ ăn uống phù hợp:
Bạn nên cắt giảm lượng muối và oxalat trong các món ăn hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi thận. Đặc biệt không nên tiêu thụ nhiều những sản phẩm như: trà đá, soda, socola, snack,...
Ngoài ra nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đạm vì chúng có thể chuyển hóa thành axit uric trong nước tiểu, dễ tạo nên sỏi thận.
Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên:
Dụy trì một cân nặng hợp lý không chỉ giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà còn giúp ngăn ngừa những bệnh lý nghiêm trọng khác như đái tháo đường, sỏi thận, huyết áp cao, tim mạch. Ngoài ra, khi bạn chăm chỉ vận động thì sẽ kích thích hệ tuần hoàn, tránh tình trạng ùn ứ nước tiểu tạo ra sỏi bàng quang và sỏi niệu quản.