Xin chào các bạn, tôi sinh năm 2001, là sinh viên năm 2 ngành thiết kế đồ họa, hiện sống và học ở Đà Nẵng. Ngoài học, tôi còn làm việc Freelance thiết kế đồ họa. Bài viết này tôi muốn chia sẻ với những bạn có đam mê thiết kế đồ họa để các bạn hiểu rõ hơn về công việc này và con đường sắp tới.
CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY?
Thiết kế đồ họa tại Việt Nam đang phát triển ở nhiều lĩnh vực. Bây giờ, cần tạo ra poster, banner... không chỉ đầy thông tin mà còn đẹp mắt. Để làm được điều này, tôi thường mất đến 12h liên tục. Áp lực không nhỏ đúng không? Mỗi tuần, tôi nhận khoảng từ 2 đến 3 offer phù hợp với thời gian học tập. Thu nhập từ công việc này cũng ổn, vì là sinh viên nên chỉ nhận những offer phù hợp. Tuy nhiên, ở Đà Nẵng, ngành này đang tụt hậu so với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hy vọng sẽ cải thiện trong những năm tới.
CÓ GÌ KHÁC BIỆT SO VỚI SUY NGHĨ TRONG ĐẠI HỌC?
Tổng quan, dù mới năm 2 nhưng thấy rõ trải nghiệm và kiến thức ở Đại học không đủ, đã tự học khá nhiều nên nhận công việc không có nhiều bỡ ngỡ. Đã lường trước được điều này từ học trung học.
May mắn khi được phú cho tài hội họa và tiếp xúc với thiết kế đồ họa nhờ những người thân thiết hướng dẫn. Trước khi nhập học Đại học, tôi đã có kiến thức cơ bản và trường Duy Tân đang giúp tôi hoàn thiện, giao lưu với những người có chung đam mê. Đây là bước đệm tốt để trở thành một tay đồ họa giỏi. Kiến thức không đủ, đòi hỏi sự tích cực và sáng tạo của bạn.
LỜI KHUYÊN CỦA TÔI
1. Đầu tiên, hãy tìm hiểu kỹ càng, không có kiến thức nào tự đến và không ai dư thời gian để dành cho bạn nữa. Sử dụng công cụ như Google Search một cách hiệu quả. Nếu không thấy kết quả, hãy hỏi!
2. Visual research là gì? Nói dễ hiểu là nhìn nhiều, học văn cũng thế, nếu không đọc nhiều thì vốn từ cũng không có. Tìm hiểu tác phẩm của các designer hàng đầu trên Behance.net để học cách trình bày dự án chuyên nghiệp và cập nhật thị hiếu thẩm mỹ.
3. Chất lượng hơn số lượng! Hãy chọn lựa cẩn thận những tài liệu để học, thay đổi thói quen lướt web sang những nội dung chất lượng như PRACTICUS, Thóc,... và các nhóm thảo luận chuyên ngành. Du trì thói quen này thường xuyên.
4. Học không thực hành là vô ích! Hãy áp dụng kiến thức vào thực tế, chia sẻ và làm dự án để giữ vững kiến thức.
5. Sáng tạo luôn là yếu tố cần thiết, hãy luôn tò mò và mở lòng, không đánh giá trước. Điều quan trọng là tự đặt mình vào vai trò của một người mới để không ngừng cải thiện.
6. Chúc mọi người trở thành những designer tài năng sớm nhất!
Những gì tôi nói có thể không đúng, hãy luôn có tư duy phản biện để tự kiểm định.