1. Đồ uống có chứa caffeine
Câu trả lời phổ biến nhất cho thắc mắc phụ nữ cho con bú không nên ăn gì chắc chắn sẽ là đồ uống có chứa caffeine như cà phê. Mặc dù cà phê được coi là đồ uống an toàn, thậm chí có ích cho công việc văn phòng, yêu cầu sự tập trung cao độ, nhưng khi đang nuôi con bằng sữa mẹ, chúng ta cần tránh tuyệt đối không sử dụng loại đồ uống này.
Caffeine cung cấp hàm lượng caffeine khá đáng kể vào cơ thể mẹ. Chuyên gia dinh dưỡng ước tính có đến 1% lượng chất này sẽ truyền trực tiếp vào sữa mẹ và chuyển sang các bé sau khi bú xong. Với người lớn, caffeine không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì đây lại là vấn đề lớn.
Caffeine trong cà phê không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Cụ thể, cơ quan bài tiết của trẻ mới sinh vẫn đang hoàn thiện, điều này đồng nghĩa với việc bé gần như không có khả năng tự bài tiết caffeine ra khỏi cơ thể. Caffeine tích tụ trong cơ thể trẻ lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng khó chịu, quấy khóc ban ngày và mất ngủ ban đêm.
Ngoài cà phê, các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế trà, cũng như các loại thức uống có chất kích thích khác.
2. Phụ nữ cho con bú không nên ăn gì - Thực phẩm nhanh
Thức ăn nhanh là lưu ý tiếp theo cho câu hỏi phụ nữ cho con bú không nên ăn gì. Các loại thức ăn nhanh như thực phẩm chiên, rán sẵn, hamburger,... vốn không hề thân thiện với sức khỏe người lớn và trẻ em. Đặc biệt đối với các chị em đang cho con bú thì thức ăn nhanh lại càng cần hạn chế tối đa.
Thức ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ sơ sinh
Trước hết, thức ăn nhanh sẽ làm gián đoạn quá trình phục hồi sức khỏe phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng chuyên khoa châu Âu (số ra tháng 11/2010), các chất béo chuyển hoá từ nhóm thực phẩm này sẽ đi vào sữa mẹ. Trẻ bú sữa này lâu ngày thường có nguy cơ béo phì cao gấp đôi so với các trường hợp khác.
3. Đồ ăn có nhiều gia vị
Trên thực tế, các loại gia vị không làm giảm chất lượng sữa của chị em, thế nhưng chúng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hương vị sữa. Cụ thể, sữa mẹ có xu hướng thể hiện mùi các loại gia vị được mẹ tiếp nạp vào cơ thể trong khoảng 8 giờ đồng hồ trước đó. Lý do chúng ta nên hạn chế gia vị khi đang cho con bú là vì một số bé có vị giác tương đối nhạy cảm, có khả năng bé sẽ khó chịu, quấy khóc hoặc bỏ bú nếu thấy mùi vị sữa thay đổi.
Sử dụng quá nhiều gia vị trong món ăn có thể ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ
Các mẹ nên hạn chế sử dụng nhiều gia vị trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng điều này không đồng nghĩa với việc mẹ phải ăn nhạt. Hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ sản khoa để nắm được loại gia vị nào an toàn cho sức khỏe hai mẹ con nhé!
4. Phụ nữ cho con bú không nên ăn gì - Không ăn nhiều cá
Khá nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc vì sao lại có cá trong danh sách phụ nữ cho con bú không nên ăn gì. Trên thực tế, cá không ảnh hưởng gì đến hệ tiêu hóa cũng như quá trình hấp thu dinh dưỡng của cả hai mẹ con. Tuy nhiên thủy ngân có trong thịt cá dễ khiến đường ruột của bé bị xáo trộn, rối loạn tiêu hóa.
Chị em nên lưu ý chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp
Theo khuyến cáo từ FDA, mẹ bỉm sữa nên ưu tiên ăn tối thiểu 2 khẩu phần cá hoặc hải sản ít thủy ngân mỗi tuần để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe. Một số loại cá chị em nên tham khảo sử dụng trong khoảng thời gian này có thể kể đến như cá ngừ, cá hồi, cá da trơn,...
5. Bạc hà, mùi tây và lá lốt
Theo kinh nghiệm dân gian, bạc hà và mùi tây được sử dụng làm trà như một phương thuốc ức chế quá trình tiết sữa mẹ sau khi cai sữa cho bé thành công. Nếu chi em đang trong thời gian cho con bú, hãy loại bỏ hai loại thảo dược trên ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngoài ra, lá lốt cũng được các chuyên gia dinh dưỡng xác nhận có bao gồm một số chất có khả năng gây mất sữa, giảm khả năng tiết sữa tự nhiên. Nếu có thể, chị em nên chú ý hạn chế ăn loại lá này thường xuyên để đảm bảo nguồn sữa dồi dào.
6. Đậu phộng (Lạc)
Có khá nhiều trường hợp trẻ em bị dị ứng với đậu phộng bẩm sinh. Nếu gia đình chi em có tiền sử mắc chứng dị ứng này thì đây chính xác là lưu ý mới trong danh sách phụ nữ cho con bú không nên ăn gì.
Mẹ sử dụng đậu phộng có thể khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng
Một số triệu chứng dị ứng với đậu phộng hoặc thực phẩm làm từ loại hạt này ở trẻ em có thể kể đến như nhạy cảm, dị ứng, phát ban, thở khò khè,... Ngay sau khi cho con bú nếu phát hiện các triệu chứng trên cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa và thông báo chi tiết thực đơn chị em đã sử dụng trong ngày hôm đó nhé!
7. Thực phẩm muối chua
Các loại thực phẩm muối chua như dưa cà, cốc ngâm đường ớt, me xào,... hiện nay khá phổ biến và cũng là món khoái khẩu của nhiều mẹ bỉm. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm trên không được khuyến khích sử dụng tại thời điểm nuôi con bằng sữa mẹ. Axit sinh ra trong thời gian muối chua có thể gây tổn thương lớn đến hệ tiêu hoá của cả hai mẹ con.
Thực phẩm muối chua không có lợi cho hệ tiêu hóa của cả hai mẹ con
Mặt khác, các vi khuẩn có trong loại thực phẩm kể trên đồng thời được các bác sĩ sản khoa nhận định là không có lợi đối với quá trình phục hồi sức khoẻ của mẹ. Nếu có thể, các chị em nên kiêng hoàn toàn thực phẩm muối chua trong khoảng 6 tháng đầu tiên sau sinh. Trong thời gian cho con bú kế tiếp, chị em có thể linh hoạt bổ sung món này một lần mỗi tuần để đảm bảo sức khoẻ nhé!