Là loại rau quen thuộc được trồng phổ biến tại mọi vùng miền, bạn có thể dễ dàng gặp các món ngon từ rau muống trong bữa cơm gia đình Việt. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, rau muống còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Phân Loại
Tùy thuộc vào điều kiện sống và phương pháp trồng mà rau muống được phân loại thành nhiều loại khác nhau.
+ Rau Muống Ruộng: Bao gồm hai giống rau muống trắng và rau muống đỏ. Rau muống trắng được trồng trên mặt đất, không cần nhiều nước, thân màu xanh trắng. Rau muống đỏ có thể trồng trên cạn và dưới nước, thân to mọng, màu đỏ.
+ Rau Muống Phao: Được cấy xuống bùn, khi rau phát triển sẽ nổi lên trên bề mặt. Có thể thu hoạch quanh năm.
+ Rau Muống Bè: Phần thân già được kết thành bè, thả trên mặt nước. Loại này thường cho năng suất thấp vào những tháng lạnh.
+ Rau Muống Thủy Canh: Trồng trong phần đất đã pha trộn phân bón, đặt vào thùng, thả nổi thùng trên mặt ao sâu và cố định vị trí bằng cọc. Rau khi phát triển sẽ che phủ mặt ao.
Theo quan niệm của người tiêu dùng, rau muống được chia thành hai loại: Rau muống cạn và rau muống nước. Rau muống cạn thích hợp cho việc xào hoặc ăn sống, rau muống nước thường được luộc.
Giá Trị Dinh Dưỡng
Trong rau muống, nước chiếm 92%, trong khi cơ thể con người có 70% là nước. Vì thế, rau muống được xem là nguồn cung cấp nước rất tốt.
Ngoài ra, chúng còn chứa Protit, Gluxit, Xenluloza, Tro, cùng hàm lượng dồi dào các chất khoáng như Canxi, Phốt pho, Sắt, cùng Vitamin nhóm B, C và Vitamin PP.
Công Dụng
Nếu bạn gặp vấn đề về táo bón, trĩ, hoặc đi ngoài ra máu, rau muống là sự lựa chọn tốt nhất giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả nhất. Bạn không cần phải ăn rau, chỉ cần uống nước luộc vào mỗi bữa ăn là đủ.
Rau Muống Chứa 13 Nhóm Hợp Chất Oxy Hóa, Hỗ Trợ Đào Thải Tế Bào Tự Do, Ngăn Ngừa Ung Thư, Ổn Định Huyết Áp, Điều Hòa Tim Mạch. Theo Nghiên Cứu Ở Ấn Độ, Hợp Chất Này Còn Giúp Điều Trị Vàng Da Và Các Vấn Đề Về Gan.
Mỗi 100g Rau Muống Chứa 2,1g Glucid, 1g Chất Xơ, Ngăn Ngừa Sự Hấp Thụ Đường Vào Máu, Ngăn Ngừa Tiểu Đường.
Rau Muống Chứa Lượng Lớn Chất Sắt Cần Thiết Cho Người Thiếu Máu Và Phụ Nữ Mang Thai. Đặc Biệt Với Rau Muống Đỏ, Hàm Lượng Chất Sắt Cao Hơn Rất Nhiều.
Vitamin C Trong Rau Muống Lớn Hơn So Với Các Loại Trái Cây, Kết Hợp Với Cellulose, Lignin Và Pectin, Rau Muống Cải Thiện Hệ Vi Sinh, Tăng Cường Sức Đề Kháng.
Bài Thuốc Từ Rau Muống
Không Chỉ Dùng Trong Các Món Ăn Để Tăng Cường Dinh Dưỡng Và Hỗ Trợ Sức Khỏe, Rau Muống Còn Được Sử Dụng Trong Những Bài Thuốc Dân Gian.
+ Trị Ợ Chua, Nóng Ruột: Rửa Sạch 20g Rau Muống, 12g Vỏ Quýt Phơi Khô, 20g Rau Má, 20g Cỏ Mực, 16g Rau Sam. Đun Tất Cả Cùng 750ml Nước Cho Nước Cạn Dần Còn 250ml. Chia Nước Thành 2 Lần Uống Liên Tục 1 Tuần Vào Lúc Đói.
+ Đối Phó với Tiểu Bí Tự Nhiên và Say Say Khi Ăn Củ Sắn (Khoai Mì): Xay Rau Muống và Ép Lấy Nước, Pha Thêm Một Chút Mật Ong. Mỗi Lần Uống Từ 30 – 50ml. Dùng 2 Lần 1 Ngày, Dùng Liên Tục Trong 10 Ngày.
+ Trị Rôm Sảy và Mẩn Ngứa: 30g Rau Muống, 15g Râu Bắp, 10 Củ Mã Thầy, Đun Cùng 500ml Nước Cho Đến Khi Nước Sắc Còn 250ml. Uống Nước Này 3 Lần 1 Ngày, Kết Hợp Với Nấu Nước Rau Muống Tắm Hàng Ngày, Rôm Sảy Hay Mẩn Ngứa Đều Nhanh Chóng Trị Khỏi.
+ Chữa Kiết Lỵ: 400g Cọng Rau Muống Thêm Một Chút Quýt Trần Bì, Đun Nhỏ Lửa Cùng 3 Chén Nước. Nước Sôi Bạn Chia Làm 2 Lần Uống Trước Bữa Ăn, Dùng Liên Tục Trong 3 Ngày.
+ Giảm Đái Tháo Đường: 60g Rau Muống, 30g Râu Bắp Đun Cùng 700ml Nước, Cho Đến Khi Nước Còn Lại 300ml, Chia Thành 3 Lần Uống Sau Bữa Ăn. Ngoài Ra Bạn Cũng Có Thể Luộc Rau Muống Ăn Hằng Ngày.
Sử Dụng Rau Muống Như Thế Nào Là Hợp Lý
+ Tránh Sử Dụng Rau Muống Cùng với Sản Phẩm Sữa Như Sữa Bò, Phô Mai, Bơ, Sữa Chua… Bởi Khi Kết Hợp Chúng Có Thể Gây Cản Trở Quá Trình Hấp Thụ Canxi, Không Mang Lại Dinh Dưỡng Cho Cơ Thể.
+ Khi Sử Dụng Rau Muống, Bạn Nên Ngâm Vào Nước Muối Loãng, Rửa Sạch Từng Cọng và Để Ráo Nước.
+ Không Sử Dụng Rau Muống Đối Với Người Bị Viêm, Đau Nhức Khớp, Gout và Huyết Áp Cao.
+ Trong Một Ngày Chỉ Nên Ăn Rau Muống vào 1 Bữa, Không Sử Dụng Liên Tục Trong Nhiều Ngày Liên Tiếp.
Hy Vọng Với Những Thông Tin Từ Bài Viết Bạn Đã Có Thể Hiểu Rõ Công Dụng Cũng Như Bài Thuốc Hay Từ Rau Muống. Từ Đó Nhận Biết Được Cách Sử Dụng Rau Muống Đúng, Đảm Bảo Sức Khỏe Bản Thân Và Gia Đình.
Nguồn: cooky.vn, tapchidongy.vn