Việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi bước vào thị trường chứng khoán, vì mọi người đều mong muốn sở hữu một tài sản có giá trị và có khả năng mang lại lợi nhuận hiệu quả và bền vững theo thời gian. Bên cạnh việc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính hoặc các khóa học chứng khoán chuyên sâu, hãy cùng tìm hiểu một số tiêu chí để đánh giá và lựa chọn cổ phiếu phù hợp với thị trường hiện nay.
Cổ phiếu tiềm năng là gì?
Cổ phiếu tiềm năng là những cổ phiếu có khả năng tăng giá và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Theo định nghĩa này, bất kỳ cổ phiếu nào, dù có vốn hóa lớn hay nhỏ, đều có thể trở thành một cổ phiếu tiềm năng. Theo Benjamin Graham – người sáng lập chiến lược đầu tư giá trị – có 7 tiêu chí để lựa chọn cổ phiếu đúng cách và nhận diện các cổ phiếu nên mua, trong đó bao gồm 6 tiêu chí có thể áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam, như sau:
1. Tỷ lệ Tổng nợ vay/Tài sản ngắn hạn < 1.1
Yếu tố đầu tiên phản ánh khả năng sinh lời và độ an toàn của một cổ phiếu là tỷ lệ nợ vay thấp, yếu tố này thường bảo đảm tình hình tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế có biến động tiêu cực.
2. EPS > 0 (dương) trong vòng 5 năm qua
EPS (Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) là chỉ số biểu thị lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Chỉ số này là một trong những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu tốt thể hiện khả năng sinh lời và đánh giá mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai nên thường được dùng để lựa chọn cổ phiếu.
3. P/E < 9
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho một đơn vị lợi nhuận của cổ phiếu, hay nói cách khác là mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để sở hữu một cổ phiếu của doanh nghiệp, dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp đó thu được. P/E cao thể hiện kỳ vọng cao từ nhà đầu tư về khả năng tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu trong tương lai, tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao có thể cho thấy nguy cơ cổ phiếu bị định giá quá cao.
4. P/B < 1.2
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) so sánh giá của cổ phiếu với giá trị sổ sách của nó. Trong trường hợp P/E có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thu nhập tài chính không thường xuyên, thanh lý tài sản..., P/B có thể khắc phục điều này vì nó dựa trên giá trị sổ sách gần nhất. Chỉ số này rất hữu ích khi đánh giá các công ty tài chính hoặc các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao vì chúng có giá trị tài sản lớn.
5. Chỉ số thanh toán hiện hành > 1.5
Bằng cách chia tài sản ngắn hạn cho nợ ngắn hạn, nhà đầu tư có thể biết được chỉ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp - chỉ số này thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm của doanh nghiệp. Mức độ cao của chỉ số này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ tốt.
6. Đảm bảo chi trả cổ tức đều đặn
Các phương pháp lựa chọn cổ phiếu phù hợp cho nhà đầu tư mới
Có nhiều phương pháp để lựa chọn cổ phiếu đầu tư phù hợp, hãy cùng tìm hiểu một vài phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất phù hợp với nhà đầu tư mới:
Phương pháp đánh giá cổ phiếu giá trị
Phương pháp này được ưa chuộng bởi tính đơn giản, dễ thực hiện và dựa trên giá trị thực của cổ phiếu so với thị trường. Do đó, kết quả thường mang lại tương đối chính xác và phù hợp với mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư. Phương pháp này dựa vào một số yếu tố sau:
- Vốn hóa thị trường
- Chỉ số ROA, ROE
- Chỉ số P/E, P/B
- Tỷ suất lợi tức
Ngoài các yếu tố trên, nhà đầu tư cũng cần xem xét các khía cạnh khác của doanh nghiệp để có cái nhìn tổng thể và chính xác hơn về tiềm năng và rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp.
Phương pháp lựa chọn cổ phiếu theo ngành
Đối với phương pháp này, nhà đầu tư dựa trên các tiêu chí của ngành mình quan tâm để chọn ra những mã cổ phiếu tiềm năng. Phương pháp này giúp thu hẹp phạm vi lựa chọn, đơn giản hóa phân tích và tiết kiệm thời gian. Một số tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo ngành bao gồm:
- Nhóm ngành hoạt động kinh doanh hiệu quả
- Chỉ số ngành trên thị trường chứng khoán
- Cổ phiếu giá trị hoặc cổ phiếu tăng trưởng tùy thuộc vào chiến lược đầu tư
Theo phương pháp này, nhà đầu tư cần có kiến thức sâu rộng về ngành để tối ưu hóa lợi thế đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận.
Phương pháp lựa chọn cổ phiếu theo giá
Để có cái nhìn chính xác nhất, nhà đầu tư dựa vào lịch sử giá cổ phiếu và phân tích trên biểu đồ. Đặc biệt, cần sử dụng các chỉ số liên quan đến giá để đánh giá mức độ phản ứng của giá cổ phiếu theo các tiêu chí của mình.
Khi áp dụng phương pháp này, nhà đầu tư cần thu thập và phân tích dữ liệu giá cổ phiếu để lựa chọn theo các tiêu chí đã đặt ra, từ đó đánh giá xu hướng giá cổ phiếu và dự đoán giá trong tương lai.
Phương pháp lựa chọn cổ phiếu theo tăng trưởng
Một cổ phiếu được coi là cổ phiếu tăng trưởng khi dự đoán có tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với trung bình thị trường.
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một cổ phiếu tăng trưởng là nó không được chia cổ tức, bởi doanh nghiệp sử dụng toàn bộ thu nhập để tái đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Một dấu hiệu khác là cổ phiếu tăng trưởng thường xuất phát từ các ngành công nghiệp mới có tiềm năng phát triển cao như ngành hàng tiêu dùng, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin… với khả năng đổi mới cao.
Một số tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp tăng trưởng:
- Giá trị vốn hóa trên 500 tỷ đồng
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong 4 quý gần nhất trên 25%
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong quý gần nhất trên 25%
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu quý gần nhất trên 20%
- Chỉ số ROE trên 15%
- Chỉ số ROA trên 20
Ngoài ra, nhà đầu tư cần quan tâm đến chu kỳ tăng trưởng của cổ phiếu, luồng tiền dùng để trả cổ tức và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
Liệu có một công thức đầu tư chứng khoán phù hợp cho mọi người?
Phương pháp lựa chọn cổ phiếu theo chỉ số định giá
Phương pháp này thích hợp khi nhà đầu tư cần lựa chọn cổ phiếu ít hoặc dưới 10 mã. Người đầu tư thường áp dụng để định giá cổ phiếu và so sánh chúng trong cùng một ngành.
Có một số phương pháp để lựa chọn cổ phiếu như sau:
- Phương pháp định giá P/E: dựa vào tỷ lệ giá cổ phiếu trên lợi nhuận, đánh giá mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận mỗi cổ phiếu.
- Phương pháp định giá P/B: sử dụng chỉ số biểu thị tỷ lệ giá cổ phiếu so với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, từ đó phản ánh chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu một đơn vị vốn sở hữu của doanh nghiệp.
- Phương pháp định giá DCF: đánh giá giá trị cổ phiếu dựa trên dòng tiền tự do của doanh nghiệp.
Xem lại: Đầu tư chứng khoán cơ bản: Sử dụng chỉ số P/B và P/E
Một số điều cần lưu ý khi lựa chọn cổ phiếu
Trên thực tế, không có công thức nào hoàn toàn chính xác hoặc hiệu quả trong việc đánh giá và chọn lọc các cổ phiếu để đầu tư. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng tình huống và cá nhân cụ thể. Sau khi lựa chọn và xác định các cổ phiếu nên mua, nhà đầu tư cần thực hiện định giá để tìm thời điểm phù hợp cho giao dịch mua bán. Phân tích kỹ thuật thường là phương pháp được ưa chuộng trong việc xác định điểm mua/bán cổ phiếu hợp lý.