1. Người hay lớn tiếng
Đây là kiểu người thường gặp nhất khi bạn vừa mới "chân ướt chân ráo" bước vào làm việc. Họ đang dùng lợi thế "tiền bối" để bắt nạt bạn, và mặc nhiên cho rằng bạn phải sợ cũng như việc phải tôn trọng dù cho họ có nói gì đi chăng nữa. Đối với loại người này bạn nên giữ bình tĩnh cho bản thân, tránh việc cãi cọ giữa người mới và người cũ sẽ gây ấn tượng xấu trong mắt mọi người.
Đối với họ, xung đột không hề đáng sợ, họ dễ dàng phát hiện ra điểm yếu của người khác và là những nhà đàm phán tài ba. Để có được sự tôn trọng của họ, bạn cần phải giữ vững lập trường của mình và sẵn sàng đấu tranh từng bước một.
2. Người chỉ trích
Người thường xuyên chỉ trích người khác rất dễ gặp và cả bản thân chúng ta đôi khi cũng hay chỉ trích người khác mà không nhận ra. Thường thì những người có thói quen này là những người đang cảm thấy xấu hổ, lo lắng về chính khả năng của họ, họ phát ra những lời chỉ trích để tự an ủi bản thân cảm thấy tốt hơn.
Gặp những loại người này bạn cần xử sự một cách thận trọng và biết kiềm chế bản thân, nhiều người có thói quen “sừng sộ” đáp trả cho những lời bị chỉ trích đó nhưng chỉ làm cho mối quan hệ tệ hơn và nhiều tranh cãi không có kết quả tốt đẹp. Bạn cũng nên hiểu rằng nếu bạn không thích bị chỉ trích thì không ai trong chúng ta thích điều đó cả, nhưng đây là một thói quen rất dễ mất kiểm soát mà ngay cả bản thân chúng ta đôi khi không biết là mình đang chỉ trích người khác, luôn ghi nhớ “người cười hôm trước hôm sau người cười” bạn nhé, chỉ cần mình không làm gì sai thì mình cứ tự tin.
3. Người sống hai mặt
Bạn cần cẩn trọng với những người mà bạn chưa thật sự hiểu rõ vì bất cứ khi nào, họ đều có thể quay ra đâm sau lưng bạn một nhát "chí mạng". Họ thuộc tuýp người nguy hiểm ngầm vì bạn không đoán trước được khi nào họ đối xử tệ bạc với mình, tốt nhất bạn nên giữ một khoảng cách nhất định, đừng để sự giả vờ của họ đánh lừa bạn.
Những người này không những có thể hại bạn bất cứ lúc nào mà còn làm mất uy tín công việc của bạn. Đặc biệt đừng kể chuyện cá nhân để họ mang ra bàn tán nhé.
4. Muốn sự chú ý
Những người luôn muốn sự chú ý là những người cho rằng mình là trung tâm của mọi việc, họ luôn tìm cách thân thiết với những “lính mới”, khai thác thông tin và nếu bạn không quan tâm đến họ, họ sẽ thay đổi 180 độ, quay sang nói xấu bạn, dùng chính thông tin đã moi móc từ bạn để làm bạn xấu hổ.
Để nhận dạng loại người này, họ rất hay than phiền, bất kì thứ gì qua miệng họ cũng sẽ bị họ làm quá lên nhằm tìm sự quan tâm của người khác. Bạn nên giữ chừng mực trong mối quan hệ với họ nhé.
5. Tự cho mình là quan trọng nhất
Chúng ta luôn là một cá thể trong một nhóm cá thể, bạn không thể làm việc một cách riêng lẻ mà phát triển nhanh chóng được, tuy nhiên khi tham gia vào đội nhóm, rất dễ gặp loại người hay tự cho mình là trung tâm (thường là trưởng nhóm), không công nhận khả năng làm việc của người khác và tự quyết định mọi thứ theo ý mình.
Những người này hay nghĩ rằng họ mang tầm quan trọng nhất, tuy nhiên con người vốn không nên tự đánh giá cao bản thân quá, “bất luận là thiếu đi một ai thì Trái Đất này vẫn cứ chuyển động” thôi bạn ạ. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tự tin nhưng tuyệt đối không nên tự cao tự đại, bạn là người khôn ngoan nhưng luôn có người khôn ngoan hơn bạn.
6. Người sai vặt
Những người suốt ngày sai bảo bạn làm việc lặt vặt thay cho họ là loại người biểu hiện rõ ràng nhất trong việc sử dụng lợi thế "ma cũ". Họ đang muốn chứng minh với bạn rằng ở đây, họ có quyền hạn cao hơn bạn dù cùng vị trí nhân viên với nhau.
Tuy nhiên bạn nên cố gắng chịu khó một thời gian đầu vì một khi bạn chứng tỏ được khả năng trong công việc, bạn sẽ không còn bị người khác bắt nạt nữa, chí ít thì cũng đến khi có người mới khác vô, bạn cũng không còn bị sai vặt như trước nữa.
7. Thiếu trách nhiệm
Thiếu trách nhiệm là một cá nhân được giao nhiệm vụ, có trách nhiệm phải làm tốt công tác của mình, nhưng đã không làm tốt, không thực thi nhiệm vụ theo đúng chức năng, quyền hạn và pháp luật. Trước khi thiếu trách nhiệm, cá nhân đã được giao trách nhiệm.
Những người này cũng không hề ít trong môi trường làm việc của bạn, họ thường có xu hướng làm cho xong mọi việc nhưng lại không quan tâm đến kết quả, công việc của họ chỉ là làm qua loa cho qua nên kết quả đạt được rất thấp và hầu như thành công không và chất lượng chỉ đạt mức thấp cho đến trung bình. Nếu bạn phải làm việc với những người này, bạn không thể đặt nhiều triển vọng vào sự thiếu trách nhiệm của họ.
8. Người cầu toàn
Nhìn bề ngoài, họ là những nhân viên văn phòng gọn gàng và ngăn nắp, nhưng không chỉ giới hạn ở sự hoàn hảo trong môi trường xung quanh. Những người làm việc theo định hướng chi tiết này sẽ phát huy khả năng của mình với một danh sách việc cần làm, yêu thích thói quen và khả năng chịu đựng công việc tẻ nhạt khiến họ trở thành người thích hợp với những nhiệm vụ khó khăn.
Vì luôn được tin tưởng, họ có rất ít kiên nhẫn với các thành viên trong nhóm nếu ai đó không tuân theo và suy nghĩ thẳng thắn sẽ khiến họ trở nên dễ ghét bỏ cũng như khó tha thứ cho người khác. Họ sẽ không chịu đựng được khi ai đó phá vỡ hoặc bẻ cong các quy tắc.
9. Người bảo thủ
Bảo thủ là việc người ta không muốn nghe lời khuyên, ý kiến từ người khác mà chỉ khăng khăng cho lý tưởng của bản thân. Họ không chấp nhận sự thật, không chịu nhận là mình sai và rất hay “cãi cùn” trong các cuộc tranh luận, khiến cho cuộc tranh luận trở nên gay gắt và không có hồi kết.
Những người bảo thủ thường sẽ không thể phát triển được đội nhóm và công ty, họ luôn cho rằng mọi ý kiến mà bản thân đề ra nhất định là đúng và tốt nhất, nên họ không chấp nhận được ý kiến khác hay những tư duy mới mẻ. Thậm chí nếu công việc có thất bại, rất có thể họ sẽ đổ lỗi sang cho bạn vì đối với họ, suy nghĩ của bản thân không bao giờ là sai, chỉ có những người xung quanh mới sai.
10. Người ôn hòa
Đối với họ, việc giữ hòa khí giúp kết nối với những người khác. Vì họ cố gắng làm theo những gì người khác nghĩ hoặc cảm thấy để không làm chao đảo con thuyền nên những người này có thể dễ dàng hòa hợp và hòa nhập tốt với nhiều loại văn hóa công sở. Để quản lý họ, cần tạo ra một không gian an toàn cho ý kiến của họ, phát triển các thói quen có thể dự đoán được.
Họ có khả năng nhìn ra tất cả các mặt của một vấn đề, điều này khiến họ trở thành trung gian ngoại giao cho các nhóm khác nhau. Mặc dù họ không muốn tham gia vào chuyện nội bộ văn phòng, nhưng thiếu bộc lộ cảm xúc có thể khiến họ trở nên thụ động khi không được kiểm soát. Vì vậy, thỉnh thoảng cần yêu cầu phản hồi trung thực của họ.