Luồng khí nóng chói lọi chỉ cần 1 giây để tiêu diệt những cư dân cổ đại không kịp trốn.
Cách thành phố Napoli, Italia 9km về phía đông có ngọn núi lửa Vesuvius đã tắt. Nhưng năm 79 sau Công Nguyên, nó lại phun trào mạnh mẽ. Pliny the Younger - một thẩm phán ở Rome cổ đại đã gửi thư cho Tacitus, một nhà sử học cùng thời, mô tả về cảnh lửa và mưa tro bụi.
Mô tả của Younger giúp các nhà khoa học ước tính quy mô của đợt phun trào Vesuvius, phóng lượng nhiệt năng lớn tương đương với 100.000 quả bom nguyên tử rơi vào Hiroshima vào cuối Thế chiến II.
Dòng lửa từ Vesuvius cuốn vào Pompeii và Herculaneum, đốt cháy cư dân nhưng bảo quản mô não bên trong, biến chúng thành mảnh xá lị thủy tinh.
Câu chuyện đã được tái hiện trong một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England, kể về cái chết và sự bất tử.
Núi lửa Vesuvius đã chôn vùi Pompeii và Herculaneum.
Khi Vesuvius phun trào, một số nhà khoa học tin rằng đám mây chứa khí độc và tro bụi sẽ tràn vào các thành phố xung quanh và giết chết hầu hết nạn nhân. Nhưng một nghiên cứu năm 2001 trên tạp chí Nature tiết lộ một tình huống thảm khốc hơn nhiều.
Trong đó, mạt vụn của Vesuvius tràn vào thành phố dưới dạng một dòng khí phát sáng có thể tiêu diệt cư dân trong vòng 1 giây. Khác với dung nham, mạt vụn di chuyển nhanh và tạo ra nhiệt độ lên đến 300oC, đủ để đốt cháy hầu hết mọi thứ trên đường đi của nó.
Và đó là cách Pompeii bị hủy diệt. Dockpaolo Petrone, một nhà khảo cổ học tại Đại học Naples, Italia cho biết, cư dân của Herculaneum có thể đã gặp số phận tương tự.
Năm 2018, Petrone đã khai quật được khoảng 100 bộ xương người trong các nhà thuyền ở bờ biển Herculaneum. Tất cả là những nạn nhân của thảm họa núi lửa khi họ không kịp rời khỏi dòng mạt vụn nóng bỏng.
Dòng mạt vụn của Vesuvius cuốn vào Pompeii và Herculaneum, lấy đi sinh mạng của những cư dân không kịp tháo chạy.
Bằng chứng là những bộ xương nhuốm màu đỏ đen không thể đến từ tiền xu hoặc kim loại khác. Phân tích quang phổ chỉ ra rằng đó là máu của họ đã bị đốt cháy.
Ngoài ra, những mẩu xương bị rạn nứt khi tiếp xúc nhiệt. Hộp sọ cũng bị nứt, thậm chí có hộp sọ nổ tung, một sự việc chỉ xảy ra khi thi thể nạn nhân bị dung nham nhấn chìm dưới nhiệt độ cực cao.
Dựa trên bằng chứng này, các nhà khoa học kết luận rằng dòng mạt vụn của núi lửa đã đốt cháy mô não mềm, khiến chất dịch cơ thể bay hơi và gây nổ hộp sọ.
Sức nóng từ dòng dung nham, không phải tro bụi, đã làm chết đa số nạn nhân trong vụ phun trào gần 2.000 năm trước. Năm 1960, một thi thể đầu tiên được khai quật ra khỏi lớp dung nham cổ ở Herculaneum.
Người này được tìm thấy trên chiếc giường gỗ, chôn vùi trong tro núi lửa, và các nhà khảo cổ phát hiện bằng chứng về mô não vẫn còn trong hộp sọ.
Các mô não đã thủy tinh hóa, biến thành tinh thể thủy tinh giống hạt xá lị trong quá trình hỏa táng.
Quá trình này đã để lại những mẫu vật đẹp đẽ, là bằng chứng cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ.
Không có chất tương tự được tìm thấy trong tro hoặc xỉ than xung quanh hộp sọ, chỉ ra rằng các tinh thể thủy tinh này hình thành từ bên trong hộp sọ.
Dựa vào bằng chứng từ gỗ cháy và đá nung, Petrone và đồng tác giả ước tính nhiệt độ thủy tinh hóa mô não này có thể lên tới 520°C.
Xem thêm trên Arstechnica