Gia đình, cuộc sống này đầy những đau thương và dối trá. Có lẽ, tôi là đứa trẻ bất hạnh nhất trên thế gian này.
Cuộc sống này thực sự đầy những đau thương và dối trá.
Có lẽ, tôi là đứa trẻ bất hạnh nhất trên thế gian này, bị ba mẹ bỏ rơi và không có một cái tên.
Tôi sống ở một ngôi làng ngoại ô, nơi những cánh đồng lúa chín vàng tỏa hương, nơi những ngọn gió chẳng bao giờ ghé qua, những con sông không bao giờ ngừng chảy, nơi vắng bóng người qua lại, chỉ có tiếng ếch nhái kêu vang. Đôi khi, những tên giặc ngoại quốc và địa chủ tàn ác đến bắt nô lệ. Dù vậy, ít nhất về mặt thể xác, tôi không cô đơn vì có ba mẹ nuôi, họ đã cho tôi một cái tên và một cuộc sống mới.
Gia đình tôi có ba người: cha Ngọc, mẹ Hằng và tôi, Minh. Họ là những người chăm chỉ và dịu dàng nhất mà tôi từng gặp. Ba tôi làm nông dân cho một tên địa chủ độc ác, đi làm từ sáng sớm đến nửa đêm mới về, chỉ đủ để gia đình uống nước qua ngày. Mẹ tôi làm hầu giường cho những kẻ giàu có, đến nửa đêm khi ba về, bà lại ra ngoài kiếm tiền, mặc kệ lời khuyên can của mọi người. Ba tôi chỉ biết cắn môi, nén nước mắt: 'Em đi nhé' và màn đêm lại phủ kín ngôi nhà.
- Tâm hồn và xã hội
Ngày hôm sau, khi nắng đã lên, tôi thức dậy. Như bao hôm khác, căn nhà này vẫn vắng bóng người, chỉ có ánh nắng vàng rực rỡ và một bát cơm thơm ngon trên bàn.
Sau khi đã ăn no, tôi ra ngoài để tắm nắng, xua tan những u ám trong lòng và cảm nhận hương thơm của những cánh đồng lúa. Hơn hết, tôi muốn biết những người bạn kia đã chờ mình chưa. Khi đến sân bóng, tôi lại nghe những lời chửi rủa đau lòng: 'Thằng mồ côi', 'Mẹ mày làm đĩ'. Tôi có tội tình gì chứ!
Phải chăng, trong xã hội bẩn thỉu này, mưu sinh là một tội lỗi? Bán đi sự trong trắng để đổi lấy đồng tiền là một tội lỗi? Bị bỏ rơi cũng là tội lỗi? Và hơn hết, sống, thở, cũng là một tội lỗi sao?
Một ý nghĩ đen tối và nhơ nhuốc lóe lên trong đầu tôi: ý nghĩ căm hận cha mẹ, ý nghĩ khinh bỉ người mẹ bẩn thỉu của mình. Thật dơ bẩn làm sao! Sao tôi có thể nghĩ như vậy được chứ? Thật đáng xấu hổ và vô ơn!
Rồi tôi nghĩ đến việc đóng vai hề, cùng bọn chúng chửi rủa và nhục mạ chính bản thân mình. Tôi cứ cười điên loạn, kìm nén dòng lệ, liệu đó có phải là cách duy nhất để tôi có thể chơi cùng bọn chúng?
Một nụ cười vang lên, tôi thử diễn vai anh hề:
- Thằng Minh không đáng sống, nên chết đi chúng mày nhỉ? Thằng mồ côi, mẹ làm đĩ,…
Cả bọn cười ầm lên, tán thành và tung hô tôi như một kẻ điên:
- Ha ha! Nó tự chửi mình kìa! Ha ha, thằng này đúng là…
Và thế là, tôi đã có bạn, nhưng trong tim tôi, một lỗ hổng đã hình thành, nhói đau vô cùng!
Cứ thế, về đến nhà, tôi sống qua ngày với những dòng chữ và nước mắt, cho đến khi tôi 14 tuổi, tôi đã gặp Mai, định mệnh của đời tôi.
Nàng là một thiếu nữ bằng tuổi tôi, nổi bật hơn những người cùng trang lứa, con gái của một địa chủ trong vùng. Nàng có thân hình mảnh mai, thon gọn, giọng nói nhẹ nhàng, êm ái và ấm áp như làn nước mùa thu. Khi những lời ấy phát ra từ đôi môi hồng hào, căng mọng của Mai, tôi tưởng như nàng là thiên thần trong câu chuyện mẹ kể. Trên hết, nàng có cá tính riêng, độc lập, văn hóa, tri thức và tiếng nói riêng. Nàng đẹp sắc sảo và mạnh mẽ như bông hồng có gai, khó ai có thể chạm vào mà không bị thương. Tuy nhiên, nét đẹp nhất của nàng là đôi mắt sâu thẳm như hư vô, có sức hút khó tả từ dải Ngân Hà bao la.
Gặp nàng, tôi như trở về với chính mình, từ một kẻ vô lại bẩn thỉu thành một người trầm lắng, tự ti và sầu muộn. Khi tiếp xúc với nàng, tôi mới biết, dù sống trong gia đình quyền thế, nàng cũng có những nỗi buồn khó nói. Nàng ghét cảnh đàn áp, bóc lột dã man, ghét đồng tiền đã khiến gia đình xa cách. Từ lần gặp gỡ tình cờ ở ven hồ và những lần tâm tình, việc chúng tôi đến hồ đã trở thành thói quen hàng ngày, như hai sinh vật tìm chỗ nương tựa. Đến khi tình cảm thắm thiết, một biến cố đã ập đến.