Mucous membrane | |
---|---|
Phần mô lấy từ hang vị dạ dày, cho thấy niêm mạc dạ dày | |
Chi tiết | |
Định danh | |
Latinh | tunica mucosa
|
MeSH | D009092 |
TA | A05.4.01.015 A05.3.01.029 A05.5.01.029 A05.6.01.009 A05.6.01.010 A05.7.01.006 A05.7.01.007 A05.8.02.009 A06.1.02.017 A06.2.09.019 A06.3.01.010 A06.4.02.029 A08.1.05.011 A08.2.01.007 A08.3.01.023 A09.1.02.013 A09.1.04.011 A09.2.03.012 A09.3.05.010 A09.3.06.004 A09.4.02.015 A09.4.02.020 A09.4.02.029 A15.3.02.083 |
Thuật ngữ giải phẫu [Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata] |
Niêm mạc hay màng nhầy là một lớp lót chủ yếu từ nội bì. Nó gồm một lớp biểu mô (một hoặc nhiều lớp tế bào biểu mô) và một màng mô liên kết (propria lamina) nằm dưới lớp mô liên kết lỏng lẻo. Niêm mạc lót ở nhiều khoang khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả các bề mặt tiếp xúc với môi trường bên ngoài hoặc các cơ quan nội tạng, đồng thời đảm bảo màng mô liên kết dưới luôn được duy trì độ ẩm. Chúng có mặt ở các khu vực tiếp xúc với da như lỗ mũi, môi miệng, mí mắt, tai, khí quản, dạ dày, vùng sinh dục, và hậu môn.
Niêm mạc có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh và chất bẩn vào cơ thể, đồng thời bảo vệ các mô khỏi mất độ ẩm. Mặc dù niêm mạc khá mỏng manh và có khả năng hấp thụ một số chất và độc tố, chúng có thể bị tổn thương. Khi niêm mạc bị rách hoặc hư hỏng, khả năng của chất nhầy trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và duy trì độ ẩm của mô sẽ bị ảnh hưởng.
Ở nữ giới, đầu âm vật và mũ trùm âm vật được bao phủ bởi niêm mạc. Ở nam giới, quy đầu dương vật và các lớp bên trong của bao quy đầu có màng nhầy. Các niệu đạo cũng được lót bằng một lớp màng nhầy. Một số màng nhầy liên quan đến hệ tiêu hóa có nhiệm vụ hấp thụ các phân tử thức ăn không hòa tan và bài tiết (tiết ra hóa chất từ các tuyến). Các chất dịch đặc được tiết ra từ các màng nhầy và/hoặc các tuyến liên kết được gọi là chất nhầy, có thể đóng vai trò bảo vệ.