“Niềm vui từ mua sắm” là hành động mua hàng nhằm kích thích cảm xúc hạnh phúc, sảng khoái. Ngày nay, nhiều người đã chọn “niềm vui từ mua sắm” làm phương pháp để làm cho tâm trạng của họ tốt hơn.
“Niềm vui từ mua sắm” là một thuật ngữ phổ biến gần đây chỉ việc mua sắm để cảm thấy dễ chịu hoặc làm cho tâm trạng tốt hơn. Điều này đến từ sự mong muốn của người mua cảm thấy hạnh phúc hơn là đáp ứng nhu cầu cụ thể về một món hàng nào đó.
Endorphin là một loại chất dẫn truyền thần kinh, truyền tín hiệu khắp não và hệ thần kinh. Chúng giúp giảm đau và tăng cường cảm giác thoải mái. Khi mua sắm, chúng ta thường cảm thấy phấn khích, hào hứng và thậm chí bất ngờ trước những món hàng mới hay cách bài trí độc đáo tại cửa hàng. Điều này kích thích sản sinh endorphin trong cơ thể, khiến cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, endorphin còn hoạt động kết hợp với dopamine, một loại chất dẫn truyền thần kinh khác được biết đến với tên gọi là “hormone hạnh phúc”. Vì vậy, mỗi lần trải nghiệm mua sắm với những điều bất ngờ mới đều giúp tăng cường sản sinh các hormone này trong não bộ và cơ thể.
“Liệu pháp mua sắm” thường bị nhầm lẫn với chứng “nghiệm mua sắm”, nhưng thực tế hai thuật ngữ này có ý nghĩa khác nhau.
Với “liệu pháp mua sắm”, bạn có thể kiểm soát chi tiêu của mình và dễ dàng tìm thấy sự thoải mái dù bạn quyết định mua hay không mua các sản phẩm. Ngược lại, chứng “nghiệm mua sắm” khiến bạn không thể dừng lại và bạn có thể tiếp tục mua các sản phẩm mà bạn không cần hoặc không sử dụng. Thường thì, người nghiện mua sắm sẽ cảm thấy hối tiếc sau khi mua sản phẩm.
Ranh giới giữa “liệu pháp mua sắm” và “chứng “nghiệm mua sắm” rất mỏng manh. Vì vậy, bạn cần giữ cho bản thân mình luôn tỉnh táo mỗi khi sử dụng phương pháp mua sắm để giải tỏa tâm trạng. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang bắt đầu vượt qua giới hạn của “liệu pháp mua sắm”:
- Dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ hoặc tìm kiếm những món đồ bạn không cần.
- Gặp vấn đề về tiền bạc do mua sắm không kiểm soát.
- Bạn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong các mối quan hệ xung quanh do chi tiêu quá mức.
- Có một sự thôi thúc vô hình khiến bạn tiếp tục mua các mặt hàng tương tự.
- Lơ là công việc, gia đình để mua những món đồ không cần thiết.
Theo nhiều chuyên gia về sức khỏe tâm thần, chứng rối loạn mua sắm cưỡng bức là một dạng hành vi nghiện hoặc biểu hiện của chứng rối loạn kiểm soát xung lực. Nếu nhận thấy bản thân bắt đầu có những dấu hiệu cần lưu ý đã nêu trên, bạn nên học cách quản lý nhu cầu mua sắm của mình. Bạn cũng có thể tìm đến các nhà trị liệu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hành vi mua sắm quá mức và trang bị cho bản thân những kỹ năng để đối phó với chúng.
- Sự tự tin: Liệu pháp mua sắm có thể làm tăng sự tự tin của bạn. Trong quá trình đi mua sắm hoặc chỉ đơn giản là đi tham quan các cửa hàng, bạn có cơ hội mở rộng tầm nhìn của mình. Bạn sẽ biết được nhiều sản phẩm có thể cải thiện cuộc sống của bạn hoặc cuộc sống của những người bạn quan tâm.
- Kiểm soát cảm xúc: Liệu pháp mua sắm giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn và ngăn nỗi buồn kéo dài. Tự mua sắm cho bản thân cũng có thể làm giảm cảm giác bất lực thường xuất hiện khi tâm trạng không tốt.
- Thúc đẩy trí tưởng tượng: Mua sắm có thể làm giàu trí tưởng tượng của bạn bằng cách hình dung những hình ảnh, mùi vị và kết cấu cụ thể về những đồ vật mà bạn đang muốn sở hữu. Nó cũng khuyến khích bạn suy nghĩ sáng tạo và thúc đẩy niềm tin rằng bạn có thể cải thiện cuộc sống của mình theo một cách nào đó.
Liệu pháp mua sắm cũng có những mặt hạn chế nhất định nếu vượt khỏi mức kiểm soát. Những mặt trái ấy bao gồm:
- Ứng phó né tránh (avoidance coping): Liệu pháp mua sắm có thể là một cơ chế ứng phó né tránh. Ứng phó né tránh bao gồm những nỗ lực mang tính nhận thức và các hành vi hướng tới việc giảm thiểu hoặc tránh đối diện trực tiếp với các yếu tố gây căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm. Các hành vi né tránh (chẳng hạn như việc mua sắm) có thể giúp chúng ta cảm thấy thoải mái vào thời gian đầu. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức sẽ làm gia tăng mức độ căng thẳng.
- Dễ nghiện: Liệu pháp mua sắm có thể là tiền đề của chứng “nghiện mua sắm” nếu không biết áp dụng đúng cách. Hành vi nghiện mua sắm biểu hiện qua việc mua hàng liên tục để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.